Điều gì khiến IBM bỏ ra đến 34 tỷ USD để thâu tóm Red Hat?

    Nguyễn Hải,  

    IBM khó có thể bắt kịp ngay cả với các nền tảng đám mây đã tiến trước nhưng họ có thể tận dụng thế mạnh của Red Hat để cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ quản lý đa đám mây.

    IBM đã trả 34 tỷ USD cho Red Hat để có thể tăng cường sức mạnh của mình trong cuộc chiến đám mây, với mục tiêu cuối cùng có thể quản lý đa đám mây (multi-cloud) trong doanh nghiệp.

    Thương vụ với Red Hat là vụ thâu tóm lớn nhất của IBM cho đến nay vì một lý do: lượng cổ phần quá cao và IBM đã bị các công ty lớn trong lĩnh vực đám mây như, Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud Platform bỏ quá xa.

    Điều gì khiến IBM bỏ ra đến 34 tỷ USD để thâu tóm Red Hat? - Ảnh 1.

    Nếu bạn không thể trở thành một nhà cung cấp đám mây công cộng lớn, làm sao bạn có thể quản lý chúng?

    Tầm quan trọng của Red Hat trong quản lý đám mây lai

    Đó chính là điều hấp dẫn của Red Hat. Có thể cộng đồng mã nguồn mở sẽ phải lo lắng về thương vụ của IBM, nhưng Big Blue vốn là một người thân thiện với mã nguồn mở. Với thương vụ này, các doanh nghiệp sẽ đi từ Red Hat – một công ty danh tiếng về phần mềm và đám mây – để đi tới một giải pháp kết hợp giữa IBM và Red Hat.

    Tuy nhiên, logic này thật khó để có sức thuyết phục. Nhưng nếu từ khía cạnh đám mây lai và khả năng quản lý nhiều môi trường khác nhau, Red Hat sẽ mang lại cho IBM sức mạnh về phần mềm và nền tảng phần mềm đám mây OpenStack có thể đối đầu với VMware, phần mềm tạo máy ảo nổi lên cùng với AWS.

    Điều gì khiến IBM bỏ ra đến 34 tỷ USD để thâu tóm Red Hat? - Ảnh 2.

    Theo các chi tiết trong tuyên bố của IBM, sau thương vụ này Red Hat vẫn sẽ là một bộ phận riêng biệt trong Hybrid Cloud của IBM và sẽ đóng góp cho Big Blue doanh thu phần mềm cũng như một cách để tăng trưởng mảng kinh doanh đám mây. Cả Red Hat và IBM đều cho biết, công ty hợp nhất sẽ tăng tốc "việc chấp nhận đa đám mây lai."

    Theo CEO IBM, bà Ginni Rometty, mới có khoảng 20% tải công việc được đưa lên đám mây và nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp "thuê ngoài sức mạnh điện toán để cắt giảm chi phí." Khoảng 80% doanh nghiệp còn lại sẽ chọn đám mây lai.

    Sự hoài nghi của các nhà đầu tư về cách tiếp cận đa đám mây

    Nhưng liệu cách làm này có hiệu quả không? Các nhà đầu phân tích vẫn hoài nghi về điều này. Patrick Moorhead, người đứng đầu hãng Moor Insights & Strategy, cho biết:

    "Tôi không thấy một cách rõ ràng việc kết hợp giữa IBM và Red Hat sẽ mang lại giá trị kết hợp cho thị trường. Cả Red Hat và IBM đều đang tham gia vào thị trường đám mây riêng tư và doanh nghiệp. Điều này nhiều khả năng không ảnh hưởng đến vị thế của IBM trên thị trường đám mây công cộng, nơi công ty đã có sự hiện diện, nhưng gần như không nhiều như trên đám mây riêng tư."

    Điều gì khiến IBM bỏ ra đến 34 tỷ USD để thâu tóm Red Hat? - Ảnh 3.

    Phố Wall đang lo lắng về mức giá chênh lệch mà IBM phải bỏ ra (cao hơn 63% so với mức giá đóng cửa 116,68 USD của Red Hat) cũng như khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Trên hết, các mảng kinh doanh của IBM – bao gồm đám mây và điện toán nhận thức – đều gặp khó khăn trong quý ba. Red Hat có thể mang lại khả năng bán chéo sản phẩm để bổ sung thêm đà tăng trưởng cho nhiều mảng kinh doanh khác nhau.

    Trong khi thương vụ này sẽ giúp IBM đẩy mạnh sang đám mây riêng tư, nhưng cuộc chơi lâu dài sẽ nằm ở việc quản lý đa đám mây. Liệu bạn có muốn sử dụng các chuẩn mở để quản lý đa đám mây hay một nền tảng độc quyền nào đó? IBM đang đặt cược cho việc Red Hat sẽ giúp họ có được vị thế vững chắc trong việc quản lý đa đám mây, AI và bảo mật.

    Vẫn chưa rõ liệu các doanh nghiệp có ưa thích cách tiếp cận đám mây hỗn hợp này hay không, hay họ chỉ lựa chọn giải pháp đơn giản hơn với một nhà cung cấp duy nhất. Không phải ngẫu nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể chào mời các khách hàng sử dụng "all-in" dịch vụ: các doanh nghiệp khó có thể kháng cự lại các khoản chiết khấu.

    Trong khi đó, thương vụ IBM – Red Hat có thể đi theo hướng đám mây lai theo một cách khác. Đó là các khách hàng doanh nghiệp cảm thấy hợp đồng đám mây của mình đủ mở để tham gia với các nhiều nhà cung cấp khác. Việc mua lại Red Hat sẽ là cách để IBM đạt được bước nhảy vọt trong đám mây và tiếp tục theo đuổi trận chiến đám mây công cộng, vốn đang bị thống trị bởi AWS, Microsoft và Google.

    Tham khảo ZDNet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ