Dù tỉ lệ rất hiếm gặp, nhưng ta vẫn được dạy rằng "cẩn tắc vô áy náy".
Trái với những dấu hiệu rõ ràng đã được chỉ ra, ta không thể coi người chết trên máy bay đã thực sự “chết” được. Về mặt pháp lý thì đúng là như vậy.
Trong trường hợp một hành khách tự nhiên “dừng hoat động cơ thể” khi chuyến bay đang được diễn ra, người đó sẽ chưa được xác nhận là “đã chết” khi chưa được một bác sĩ hay chính quyền địa phương nơi máy bay hạ cánh xác nhận. Sự thật thì việc có người tử vong trên máy bay là chuyện hiếm gặp, nhưng dù vậy, các hãng máy bay cũng như các nhân viên trên chuyến bay phải sẵn sàng đối phó với trường hợp oái oăm này.
Đa số các hãng hàng không nói rằng họ không có một quy chuẩn cụ thể và một quy trình xử lý nhanh chóng cho trường hợp có người tử vong trên máy bay. Việc xử lý dựa rất nhiều vào diện tích còn thừa của chiếc máy bay hay trạng thái của chính nạn nhân kia.
Không như những hãng trên, Singapore Airlines có một quy trình xử lý cụ thể. Chỉ mới đầu năm ngoái thôi, họ đã xử lý một trường hợp như vậy: một người đã tử vong trên chuyến bay từ New Delhi tới Singapore.
“Người đã mất sẽ được chuyển xuống một hàng ghế trống và được che đậy một cách đúng phép tắc”, người phát ngôn của Singapore Airlines nói. “Nếu như không có ghế trống, thi thể sẽ được để lại tại ghế của chính họ. Những hành khách ngồi xung quanh đó sẽ được di dời tới ghế khác nếu có thể”.
Theo như một bài báo trên tờ Guardian hồi năm 2004, thì chiếc máy bay đường dài Airbus A340 được Singapore Airlines sử dụng sẽ có một khu vực đặc biệt để chứa thi thể người đã khuất, một gian trống được sử dụng trong trường hợp chuyến bay không còn một chỗ trống nào.
Người ta gọi một cách “dân dã” đó là ”tủ bếp đựng thi thể”. Dù vậy, một phát ngôn viên của Singapore Airlines đã từng trả lời phỏng vấn rằng cái “tủ bếp” đó chưa từng được đi vào sử dụng.
Bên cạnh đó, những hàng hàng không khác cũng có những cách xử lý của riêng mình, những cách thức ... linh hoạt hơn.
“Bạn không thể đưa một hành khách đã mất vào ngồi trong nhà vệ sinh được”, một huấn luyện viên bay cho hãng hàng không A Very Bristish Airline cho hay.
“Hành động ấy là không tôn trọng người đã khuất và bên cạnh đó, họ cũng không được thắt dây an toàn khi hạ cánh”, ông bổ sung. “Nếu như hành khách xấu số ấy trượt xuống sàn, mà đó cũng là điều rất dễ xảy ra, thì sẽ rất khó để mang được thi hài của họ ra khỏi đó”. Tại sao lại như vậy? Bởi vì cửa nhà vệ sinh trên máy bay thường bị gập vào trong khi đóng lại.
Rất nhiều hãng hàng không tránh nói về vấn đề này. Qantas, LATAM, Air France-KLM, Avianca, Japan Airline hay Cathay Pacific đều từ chối đưa ra phát ngôn hay thậm chí, không trả lời thỉnh cầu muốn biết về quá trình xử lý người tử vong trên máy bay.
Vậy mật độ xảy ra sự việc đáng tiếc này là bao nhiêu? Cũng khó có thể có được những con số này, đến các hãng hàng không cũng từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này cơ mà? Dù vậy ta vẫn có được một vài nghiên cứu đó đây về vấn đề vô cùng nhạy cảm với các cơ quan hàng không.
Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Thuốc Anh hồi năm 2013 đã có thông số như sau: trong 11.900 vụ việc khẩn cấp trên máy bay của 5 hãng hàng không, diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2008 cho tới năm 2010, thì có 36 trong số đó là vụ việc hành khách tử vong trên máy bay – khoảng 0,3%. Trong đó, 30 người tử vong khi đang trên không.
Những vụ việc ảnh hưởng tới sức khỏe hành khách diễn ra với tỉ lệ 1/600 chuyến bay. Bệnh tim và bệnh đường hô hấp là hai thứ thường gặp nhất, theo lời giám đốc y khoa T.J. Doyle tại Stat-MD, một trung tâm dịch vụ liên lạc y tế với các hãng hàng không tại Đại học Y học Trung tâm Pittsburgh.
Bên cạnh đó, cũng không có một bộ quy tắc cố định nào yêu cầu phải quay toàn bộ chuyến bay lại chỉ vì một hành khách đau ốm. Phi công thường là người đưa ra quyết định cuối cùng, những quyết định được dựa một phần trên sự hướng dẫn của trung tâm y tế mặt đất.
Với hành khách xấu số kia, cái chết thường đến đột ngột và thậm chí không được hành khách xung quanh phát hiện ra sớm. Mặc dù sau khi qua đời, việc co cứng tử thi (do hiện tượng thiếu oxy) và hồ máu tử thi (do tụ máu, khiến cho da có màu đỏ tía) sẽ xuất hiện sau khoảng 30 phút nhưng khi một hành khách được ngồi trên ghế và đắp kín chăn, người xung quanh sẽ rất khó phát hiện ra.
“Một người đã mất chỉ ngồi trên máy bay khoảng từ một cho tới hai giờ đồng hồ, cho dù là một chuyến bay quốc tế đi nữa, không phải là cứ qua đời, họ sẽ biển đổi ngay như trong phim kinh dị đâu”, giáo sư Doyle nói. Hơn nữa, thi thể sẽ không bước vào giai đoạn phân hủy cho tới khoảng 20 tiếng đồng hồ sau khi qua đời.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA khuyên rằng phi hành đoàn nên đưa người đã khuất sang một khu vực ghế trống hoặc ít ra là có ít người xung quanh, “cẩn thận với hoàn cảnh éo le mà người đi cùng người đã khuất hay những người xung quanh sẽ gặp phải”. Họ còn đưa ra thêm một lựa chọn khác đó là đưa thi thể vào khoang bếp hay đưa họ lên khoang hạng nhất – nơi thường có ít người.
Có lẽ lựa chọn cuối cùng kia hơi khó, khi mà người ta bỏ ra thêm một núi tiền để bay riêng, người ta có lẽ sẽ không muốn phải bay kèm theo thi thể của một nạn nhân xấu số.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"