Điều kì diệu nào đã khiến căn phòng đặt server tại Nhật Bản này vẫn hoạt động trong cơn động đất kinh hoàng lên tới 9 độ richter?

    Dink,  

    Không có phép thuật nào cả, ấy là sức mạnh của thiết kế.

    Đây là đoạn video về ảnh hưởng của vụ động đất Tōhoku năm 2011 tại Nhật Bản, ghi lại nhờ một máy quay an ninh trong tòa nhà. Nó không cho ta thấy cảnh đổ nát hoang tàn của một căn phòng server sau vụ động đất mạnh, mà cho ta chiêm ngưỡng công nghệ xây sàn tuyệt vời đã giữ tài sản được an toàn như thế nào.

    Bạn có thể thấy người ta vẫn đi lại được bình thường trên sàn nhà ấy.

    Trận động đất nói trên lên mạnh tới 9 độ richter, xảy ra vào ngày ngày 11 tháng 3 năm 2011, xảy ra ngoài bờ biển Tōhoku và gây ra trận sóng thần khủng khiếp, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp sự cố nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề: 15.894 người mất mạng, 6.152 người bị thương và 2.562 hiện vẫn đang mất tích.

    Nhưng đáng nể thay khả năng xây dựng kiến trúc của người Nhật. Bạn có thể thấy căn phòng server của công ty Techno Mind Coporation tại thành phố Sendai rung lắc dữ dội nhưng nhờ có sàn cô lập địa chấn, những cụm server đặt trên chúng không hề hấn gì, chúng vẫn hoạt động bình thường trong suốt cơn động đất.

    Vậy bí mật nào đằng sau cái sàn nhà kì diệu kia?

    Sàn nhà cô lập địa chấn là một trong những cấu trúc kiến trúc nổi tiếng nhất trong bảo vệ nhà cửa khỏi động đất và rung chuyển lớn nói chung. Nó là tổ hợp của một số yếu tố thiết kế nhằm tách riêng một khối kiến trúc lớn khỏi phần đáy bị rung chuyển, qua đó bảo vệ nguyên vẹn toàn bộ khối kiến trúc ở trên.

    Mô hình này sẽ cho bạn thấy tác dụng của sàn nhà cô lập địa chấn.

    Nó là một trong những công cụ quan trọng trong ngành kĩ thuật chống động đất và cũng là liên quan tới kĩ thuật điều khiển rung động của cấu trúc bị động. Nó cho phép một tòa nhà hoặc một tòa cấu trúc bất kì có thể “sống sót” qua chấn động gây ra bởi động đất. Phương pháp này vừa có thể áp dụng ngay khâu khởi công, lại vừa có thể xây dựng bổ sung vào những khối kiến trúc sẵn có.

     Cấu trúc sàn nhà cô lập địa chấn đầu tiên có lẽ là của Hầm mộ Cyrus, nơi chôn cất kiến trúc sư Ba Tư đại tài Cyrus Vĩ Đại, người đã đi cùng Alexanderos Đại Đế trong cuộc đông chinh cuối thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.

    Cấu trúc sàn nhà cô lập địa chấn đầu tiên có lẽ là của Hầm mộ Cyrus, nơi chôn cất kiến trúc sư Ba Tư đại tài Cyrus Vĩ Đại, người đã đi cùng Alexanderos Đại Đế trong cuộc đông chinh cuối thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.

    Không chỉ có thể áp dụng lên những tòa nhà lớn, một hệ thống sàn nhà cô lập địa chấn cũng có thể được lắp đặt vào một phòng lẻ, nhằm bảo vệ tài sản trong phòng trước rủi ro của một trận động đất. Ta có ví dụ cụ thể ở đầu bài viết, với phòng server của công ty trên được lắp đặt hệ thống sàn cô lập nên toàn bộ hệ thống có thể tiếp tục hoạt động xuyên suốt thời gian diễn ra động đất.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ