DN làm ô tô điện cỡ nhỏ cùng địa bàn Thái Bình với Geleximco: VĐL 100 tỷ, đã sản xuất hàng loạt xe điện từ xe golf, xe tuần tra, xe bệnh viện đến xe bán hàng lưu động
Thái Bình Hưng Thịnh tiền thân là công ty gia công cơ khí xuất khẩu, được thành lập từ năm 2006. Năm 2020, công ty tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện.
- So sánh 4 bản Wuling HongGuang MiniEV: Chênh 40 triệu, khác tầm vận hành, an toàn và nhiều thứ khác cần biết trước khi đặt cọc
- Ảnh thực tế chi tiết Wuling HongGuang MiniEV giá từ 239 triệu đồng tại Việt Nam: Mạnh hơn SH, cầu sau, tiền sạc dưới 10.000 đồng/ngày
- Ngoài xe đạp nguyên khối carbon, doanh nhân Sonny Vũ còn làm dự án xe scooter in 3D đầu tiên trên thế giới: Gọi hơn 2,3 tỷ đồng chỉ trong 11 phút, nhưng có thể dừng phát triển
- Người Nhật thử 'giải phẫu' xe điện Trung Quốc để tìm hiểu cách chế tạo, đưa ra nhận xét bất ngờ trước công nghệ nhìn thấy
Trong tuần cuối tháng 6, thị trường ô tô cỡ nhỏ Việt Nam đón thêm thông tin về một "tay chơi" mới, khi Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) và Công ty Roding Mobility (Roding) ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam.
Trước đó, TMT Motors đã cho ra mắt xe Wuling Hongguang Mini EV lắp ráp tại nhà máy ở Hưng Yên với giá từ 239-279 triệu đồng. Vinfast cũng nhá hàng thiết kế của xe VF 3 - mẫu mini car đầu tiên của hãng này.
Theo thỏa thuận hợp tác ký giữa hai bên, Thái Hưng sẽ nhận chuyển giao công nghệ từ Roding, sản xuất thương mại các mẫu xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ để phân phối cho thị trường Việt Nam, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo kế hoạch, nhà máy Thái Hưng sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý 4/2023 và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2024. Bước đầu, hai bên sẽ tập trung phát triển xe điện nội đô (city car – xe chỉ đi trong đô thị) theo tiêu chuẩn L7e của châu Âu với sản lượng dự kiến trong 3 năm đầu là 6.000 xe. Sau đó, công ty sẽ sản xuất và giới thiệu 2 mẫu xe điện phân khúc A tại Việt Nam.
Thái Bình Hưng Thịnh tiền thân là công ty gia công cơ khí xuất khẩu, được thành lập từ năm 2006. Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, nhà sáng lập công ty là ông Trần Minh Thao (sinh năm 1984). Tháng 9/2019, công ty tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ đồng.
Năm 2020, công ty tái cơ cấu ngành nghề và trở thành một công ty khởi nghiệp mới trong lĩnh vực ô tô điện thông qua Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Các loại xe điện công ty đang kinh doanh bao gồm xe golf, xe thăm quan, xe nội khu (của WulingEV), xe chuyên dụng (xe tuần tra, xe bệnh viện, xe sân bay), xe chở hàng, xe bán hàng lưu động, ...
Dự án xây dựng nhà máy cơ điện Thái Hưng đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt lần đầu ngày 8/01/2020 và điều chỉnh ngày 30/12/2022 với mục tiêu gia công, lắp ráp và sản xuất xe điện 2 bánh, 3 bánh và ô tô điện.
Tổng công suất toàn dự án là 15.000 xe/năm, trong đó, riêng ô tô điện và xe điện 4 bánh có quy mô công suất thiết kế là 5.000 xe/năm.
Nhà máy cơ điện được xây dựng trên diện tích đất khoảng 20.000 m2, tổng mức đầu tư là 9,5 triệu Euro, tương đương 254 tỷ đồng. Nhà máy bao gồm đầy đủ các nhà xưởng và phòng ban bao gồm: ba nhà xưởng, nhà điều hành, showroom, bãi đỗ xe trạm sạc, nhà ăn, bể nước cứu hoả, trạm biến áp, xưởng sửa chữa, trạm xử lý nước thải, đường thử xe và bãi đỗ xe.
Theo giới thiệu trên website công ty, năng lực sản xuất lắp ráp của nhà máy cơ điện Thái Hưng hiện nay là 10.000 xe điện/ năm, Thái Hưng đã bắt đầu sản xuất lắp ráp các loại xe điện hạn chế giao thông, đang xúc tiến hoàn thiện xưởng sản xuất lắp ráp xe ô tô điện cỡ nhỏ, toàn bộ nhà máy dự kiến được khánh thành đi vào hoạt động vào quý 4/2023.
Hướng tới mục tiêu thiết kế và phát triển những chiếc ô tô điện mang đậm dấu ấn Việt Nam và tiêu chuẩn công nghệ quốc tế, Thái Hưng đã triển khai dự án GionG EVs. Đồng thời, Thái Hưng đang xây dựng “Nhà máy Cơ điện tử Thái Hưng số 2” để sản xuất dự án GionG EVs.
GionG là thương hiệu xe điện thông minh của công ty GionG GmbH (công ty con của Thái Hưng). Các dòng xe GionG dự định sản xuất bao gồm GionG-Cool và GionG-Cute, GionG-Min.
GionG-Cute có thiết kế xinh xắn, nhỏ gọn. Mẫu xe này phù hợp với những cung đường ngắn trong thành phố hoặc ngoại ô
GionG-Cool có ngoại hình góc cạnh, mạnh mẽ, lấy cảm hứng từ phong cách Kei Car hay Jeep concept nổi tiếng của Nhật Bản. Cùng chung công năng với Baby Cute, mẫu xe này phù hợp với những cung đường ngắn trong thành phố hoặc ngoại thành
GionG-Min có thiết kế khá giống với GionG-Cute, nhưng có kích thước tối ưu hơn rất nhiều, giúp việc di chuyển trong thành phố với mật độ phương tiện đông đúc trở nên dễ dàng hơn.
Hồi tháng 9/2022, Geleximco cũng đã ký kết thỏa thuận cho thuê lại đất và cơ sở hạ tầng giữa Tổng công ty Viglacera với Tập đoàn Geleximco để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Theo kế hoạch, sau khi thuê lại đất và cơ sở hạ tầng, Tập đoàn Geleximco sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hiện đại, có đầy đủ các dây chuyền như: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy định của pháp luật với trình độ tự động hóa cao.
Nhà máy hướng đến sản xuất dòng xe ô tô nhiên liệu trong tương lai là xe điện và xe pin nhiên liệu. Bên cạnh đó, nhà máy còn sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và các đối tác hướng tới việc xuất khẩu.
Dự kiến, giai đoạn 1 từ năm 2024 đến 2030 có sản lượng sản xuất 50.000 xe/năm; giai đoạn 2 từ năm 2030 trở đi có sản lượng sản xuất 100.000 xe/năm. Tổng mức đầu tư của dự án dự tính trong giai đoạn 1 là 300 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 500 triệu USD, tương đương 11.800 tỷ đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương