Đồ ăn Colgate, son Cheetos cùng nhiều sản phẩm ngang trái đã khiến các công ty toàn cầu lỗ to như thế nào?
Kể cả có ngân sách marketing khổng lồ, chỉ cần người tiêu dùng không sẵn sàng, không sử dụng hoặc không hứng thú với sản phẩm đó, lỗ nhiều triệu USD là điều bình thường.
- Nếu không được chụp ảnh, sẽ chẳng có ai tin 10+ thiết kế thất bại này được đưa vào sử dụng
- Châu Âu đang lên kế hoạch cấm sản phẩm nhựa dùng một lần
- Amazon thẳng tay khóa vĩnh viễn tài khoản của khách hàng vì trả lại sản phẩm quá nhiều lần
- Những sản phẩm kỳ lạ và thú vị chứng minh chân lý "đơn giản là nhất"
Đưa một sản phẩm hoàn toàn mới lạ, khác với tôn chỉ mục đích ban đầu của thương hiệu ra thị trường là điều không hề dễ dàng.
Kể cả có ngân sách marketing khổng lồ, chỉ cần người tiêu dùng không sẵn sàng, không sử dụng hoặc không hứng thú với sản phẩm đó, lỗ nhiều triệu USD là điều bình thường.
Năm 1982, Colgate đã sản xuất đồ ăn
Vào năm 82 của thế kỷ trước, Colgate đã đưa ra ý tưởng mở rộng thương hiệu kỳ cục nhất quả đất: Họ quyết định bán đồ ăn đông lạnh đã chế biến sẵn.
Tuy nhiên, kế hoạch này chẳng khác gì "gậy ông đập lưng ông" vì khách hàng luôn nghĩ đến việc đồ ăn của Colgate sẽ có vị như... kem đánh răng. Bán đồ ăn để người tiêu dùng mua nhiều kem đánh răng hơn sao? Nếu nghĩ vậy thì Colgate đã nhầm to.
Kết quả, đồ ăn đông lạnh của Colgate đã kéo tụt cả doanh số kem đánh răng, dẫn đến việc dòng sản phẩm này bị khai tử.
Trợ lý văn phòng Clippy của Microsoft, ra đời vào những năm 1990
Clippy, một trong những trợ lý văn phòng ảo đầu tiên trên thế giới lại có UI cực tồi tệ.
Bất cứ khi nào phần mềm nghĩ rằng người dùng cần giúp đỡ, Clippy lại được bật lên gây ra nhiều phiền toái. Sau khi Microsoft thừa nhận Clippy không được ưa chuộng và khó trở nên phổ biến, họ quyết định loại bỏ anh chàng kẹp ghim lắm mồm này.
Ez Squirt Ketchup, Heinz, 2006
Heinz, thương hiệu nước sốt nổi tiếng toàn cầu cũng mắc sai lầm vào năm 2000. Khi đó, Heinz quyết định tạo thêm màu sắc cho sốt cà chua để thu hút sự chú ý của trẻ em bằng sản phẩm Ez Squirt.
Vẫn là sốt cà chua nhưng có thêm 3 màu sắc: xanh dương, xanh lá và tím. Như tự tát vào mặt mình, Ez Squirt lay lắt trong các chuỗi siêu thị mà chẳng ai để mắt đến. Sau 6 năm, nó chính thức bị Heinz khai tử.
Bic For Her, 2012
Nhắc đến Bic là chúng ta sẽ nghĩ tới bật lửa chứ không phải bút bi.
Vào năm 2012, thương hiệu này phát hành một loại bút viết "dành riêng cho nữ giới" trông cực sến sẩm. Ngoài ra, slogan mang tính giới hạn giới tính bị mang ra chế nhạo, chưa kể doanh số bán ra cực kỳ tệ. Sau đó, Bic nhận ra họ nên tiếp tục đầu tư vào bật lửa chứ không phải bút bi...
Google , 2011
Năm 2011, Google ra mắt mạng xã hội mang tên Google . Tuy nhiên, nền tảng này chưa bao giờ đạt được mong đợi là trở thành đối thủ cạnh tranh của Facebook, trái lại, đó là một sự thất vọng lớn. Không ít người thừa nhận rằng, họ dùng Google để tiện... đăng nhập vào những site khác.
Frito-Lay Wow! Chips, 1998
Vào năm 1998, Frito-Lay giới thiệu một loại khoai tây chiên "thần kỳ" không chứa chất béo. Doanh số không hề tệ, trong năm đầu tiên đã đạt 400 triệu USD. Tuy nhiên, sau khi bị "bóc phốt" có chứa Olestra, loại chất béo thay thế gây chuột rút và tiêu chảy, sản phẩm này nhanh chóng tụt dốc và biến mất trên thị trường.
Trump Steaks, Donald Trump, 2007
Xuất thân là một nhà kinh doanh, ông Trump từng tung ra thị trường dòng sản phẩm "bít tết tuyệt nhất thế giới" (world’s greatest steaks) vào năm 2007. Tuy nhiên, người tiêu dùng có vẻ không đồng ý với miêu tả "tuyệt vời". Dòng sản phẩm ăn uống này bị ngưng chỉ sau 2 tháng vì thất bại trong doanh số.
Son môi Cheetos, 2005
Năm 2005, ai đó ở công ty mẹ Frito-Lay nghĩ rằng sẽ tuyệt biết mấy khi ra mắt loại son môi vị... Cheetos. Kể cả những người thích ăn Cheetos đến mấy cũng hiểu vì sao loại son môi này lại chết yểu mà không cần giải thích.
Mặt nạ làm săn chắc cơ mặt, 1999
Vào năm 1999, sản phẩm mặt nạ làm săn cơ mặt Rejuvenique Facial Toning Mask được tung ra thị trường. Thứ trông như mặt nạ sát nhân này được quảng cáo sẽ giúp làm săn cơ bằng liệu pháp... shock. Người tiêu dùng chẳng mất bao lâu để phát hiện ra sản phẩm này tệ như ngoại hình của nó.
Crystal Pepsi, 1992
Năm 1992, Pepsi giới thiệu sản phẩm "Pepsi trong suốt" (Crystal Pepsi). Thế nhưng chưa đầy 1 năm sau nó đã chết. David C. Novak, cha đẻ của sản phẩm này thừa nhận nếu vị của Pepsi trong ngon hơn một chút thì không đến nỗi tệ.
Thirsty Cat! And Thirsty Dog!, 1994
Năm 1994, người ta từng đưa ra sản phẩm nước đóng chai dành riêng cho... chó mèo. Nó chỉ đơn giản là nước có gas, có hương vị và vitamin. Đây là một trong những thứ "flop" nhất từ trước đến giờ, đơn giản vì sen nhận ra boss chẳng thích thú gì với soda.
Twitter Peek, 2009
Ra đời vào năm 2009, TwitterPeek là thiết bị đầu tiên và... cuối cùng chỉ dùng để tweet. Nó được tạo ra để làm đúng một việc: nhận và gửi tweet, đơn giản thế thôi nhưng cũng làm không tốt. Màn hình chỉ hiện thị được dòng tweet với 20 ký tự, chẳng có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng cho thiết bị này vào dĩ vãng.
Cocaine, Redux Beverages 2007
Thức uống tăng lực trông hao hao lon Coca-cola này bị lôi tuốt khỏi kệ siêu thị ở Mỹ vì cái tên dễ gây nhầm lẫn. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cho rằng nước tăng lực Cocaine "đang tiếp thị trái phép cho chất gây nghiện..." và nếu không đổi tên thì nghỉ bán. Đến nay, sản phẩm này vẫn được bán lẻ tẻ ở châu Âu dưới tên gốc.
Parfum Bic, 1989 - 1990
Nhiều năm về trước, Bic lại gặp vấn đề về chiến lược khi cho ra đời... nước hoa vào năm 1989. Người ta lại chỉ nhớ đến bật lửa Bic chứ không phải nước hoa! Ngay năm sau đó, nó bị khai tử và đem đến cho Bic khoản lỗ 11 triệu USD. Thật hết biết!
Theo B.P
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời