Đánh giá bàn phím chơi game Tesoro Lobera

    ZeroS,  

    Tesoro Lobera hứa hẹn sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt của Razer BlackWidow Ultimate

    Tesoro Lobera là chiếc bàn phím cơ có thiết kế hầm hố cùng với trọng lượng nặng đúng kiểu mà một số dân chơi gaming Gear ở Việt Nam hay gọi là "xôi thịt". Phiên bản xuất hiện trong bài đánh giá lần này sử dụng Kalih Blue Switchs, trước hết hãy lướt qua thông số kỹ thuật của nó nhé.

    Thông số cơ bản - Tesoro Lobera

    Switchable 6-Key / N-Key rollover over USB

    Độ bền 50 triệu lần nhấn

    Tùy chỉnh 6 mức độ sáng của đèn LED

    3 phím Macro tùy chỉnh

    Hỗ trợ các phím Multimedia

    Tích hợp 2 cổng USB 2.0, MIC và Audio ngay trên bàn phím

    Dây bọc vải chống cắt, các đầu kết nối được mạ vàng

    Mở hộp, đánh giá thiết kế

    Bản thân là một bàn phím fullsize với kích thước lớn, việc mang vác Lobera đi đây đi đó thực sự là một cực hình, ngay đến cả phần vỏ hộp cũng có kích thước rất lớn và bạn cần có một ba lô chuyên đựng Gear nếu muốn mang nó theo bên mình.

    box_front

    Mặt trước

    box_back

    Mặt sau

    Vỏ hộp được trang trí khá hầm hố, tuy nhiên lại không để lộ hẳn các phím ra ngoài mà có một lớp nhựa trong che đi, tổng thể vẫn là màu tím của Tesoro trên nền đen tuyền. Các tính năng nổi bật được show ra đầy đủ cùng với thông số kỹ thuật được in bằng 12 thứ tiếng khác nhau (đáng buồn là lại không có tiếng Việt). Bên trong, bàn phím được bảo vệ rất kỹ lưỡng với lớp xốp dày và miếng che bàn phím nằm phía trên.

    box_inside

    Phụ kiện đi kèm là giấy tờ hướng dẫn sử dụng, lời dẫn về Lobera của Tesoro và một dây USB - chân kim nhỏ để cung cấp thêm nguồn điện cho các thiết bị sẽ cắm trực tiếp vào bàn phím như chuột hay tai nghe.

    box_contents

    Phụ kiện đi kèm

    Tesoro rất dày và nặng, điểm đặc trưng của các bàn phím cơ so với bàn phím thường do mỗi phím đều hoạt động độc lập.

    Thoạt nhìn qua nhiều người sẽ tưởng Lobera được làm bằng nhôm phai xước nhưng thực tế thì trên bàn phím không hề có chi tiết nào bằng kim loại cả. Bề mặt Lobera được trang trí bằng lớp sơn giả kim loại phai xước cộng thêm màu sơn tối màu khiến bạn không thể nào phân biệt được trừ phi được sờ tận tay.

    Thêm một điểm mà tôi rất thích ở Lobera đó là phần kê tay không chỉ đơn thuần làm dài ra mà còn được phủ lớp vân chống trượt, rất hữu ích. Ba phím Macro cũng được đặt ở vị trí khá hợp lý, tuy nhiên hơi nhỏ và lõm xuống khiến cho việc thao tác chưa được nhanh. Việc đặt phím Macro ở vị trí này giúp hạn chế được tối đa việc bấm nhầm khi đang gõ văn bản. Nếu ai đã từng dùng qua Razer BlackWidow thì sẽ biết 5 phím Macro của nó rất hay bị bấm nhầm do có độ cao tương đương các phím thường và được đặt quá sát ở vị trí không hợp lý.

    Các hoa văn nổi có tác dụng chống trượt

    Các hoa văn nổi có tác dụng chống trượt

    Các phím của Lobera có thiết kế rất giống với sản phẩm đến từ Razer, cả về việc sử dụng các nét chữ to đến việc rất "ăn" mồ hôi tay. Tất cả đều được làm bằng chất liệu nhựa ABS, các ký tự được khắc bằng Lazer cho phép ánh sáng có thể xuyên qua. Sau thời gian dài sử dụng thì các ký tự không bị mờ đi tuy nhiên nó sẽ trở lên bóng lộn vì mồ hôi tay của người dùng. Đây là một điểm trừ nhỏ của Lobera, dẫu sao thì muốn đẹp thì phải hi sinh đi một chút rồi, không phải là một vấn đề quá to tát.

    Thêm một điều mà có lẽ nhiều game thủ hard core cũng sẽ không thích đó là Lobera sử dụng Kalih Switch chứ không phải Cherry Switch như các đối thủ cùng mức giá với nó trên thị trường.

    switch

    Lobera được trang bị Kalih Switch

    Trong quá trình sử dụng thì Kalih Switch và Cherry Switch không có nhiều khác biệt với nhau, điểm khác biệt rõ nhất mà bạn có thể nhận ra là Kalih Switch tạo ra tiếng ồn thấp hơn so với Cherry Switch.

    Phía góc trên bên phải ta có một loạt đèn báo, đây cũng là nơi gắn 2 cổng USB 2.0 cùng với cổng MIC và Audio. Cá nhân người viết thì thích các cổng này được thiết kế ở cạnh bên phải hơn vì nếu bạn dùng tai nghe, dây của nó sẽ không phải vòng vèo qua bàn phím.

    Khu vực đèn báo

    Khu vực đèn báo

    Các cổng kết nối tích hợp trực tiếp trên bàn phím

    Các cổng kết nối tích hợp trực tiếp trên bàn phím

    Dây của Lobera rất to và cứng, bên ngoài được bọc vải chống cắt, các cổng kết nối bao gồm 1 đầu USB cấp nguồn, 2 cổng Audio và Mic, 1 đầu USB nữa phục vụ cho 2 cổng USB 2.0, tất cả đều được mạ vàng giúp tối ưu khả năng truyền dẫn.

    cables

    Trải nghiệm sử dụng

    Điều ấn tượng đầu tiên về Lobera có lẽ là hệ thống đèn LED của nó với hệ màu RGB thoải mái cho người dùng tự tùy chỉnh với phần mềm đi kèm có thể tải về từ trang chủ của Tesoro.

    Thêm một điểm đặc biệt ở Lobera là phím Windows mặc định sẽ được vô hiệu hóa để tránh bị ấn nhầm trong quá trình chơi game. Để kích hoạt lại thì hãy ấn phím Fn (fuction) Windows. Ngoải ra thì Lobera cũng cũng cấp cho bạn đầy đủ các phím Multimedia cơ bản và các phím tùy chỉnh độ sáng nhanh trên hàng phím số.

    Gõ văn bản

    Gõ văn bản với Lobera không gây ra bất kỳ khó chịu nào, gần như tất cả các phím đều được thiết kế với đúng kích thước tiêu chuẩn, duy chỉ có phím Windows là được thiết kế hơi nhỏ. Đến đây thì tôi chợt nhận ra rằng Lobera có quá nhiều điểm chung trong việc thiết kế các phím so với Blackwidow. Đèn nền có khả năng tùy chỉnh độ sáng là một tính năng vô cùng hữu ích, nhất là khi bạn gõ văn bản vào ban đêm. Không có vấn đề gì phải phàn nàn về Lobera khi gõ văn bản, các đoạn dài hay đoạn ngắn, nếu có thì chỉ là tiếng ồn do Blue Switch gây ra. Để hạn chế điều này hãy đóng cửa phòng lại khi sử dụng nó về đêm để tránh làm phiền đến người thứ hai.

    Trải nghiệm Game

    Tuy sử dụng Blue Switch vốn chưa phải là switch tốt nhất để phục vụ cho việc chơi game nhưng trải nghiệm Game với Lobera nhìn chung vẫn rất ổn. Chí ít là không có bất kỳ khó chịu hay rắc rối nào nó gây ra cho người viết trong hơn 1 tuần trải nghiệm. Nếu như ở phần gõ văn bản, các phím Macro được đánh giá cao khi ở vị trí hiểm ít khi nào bấm nhầm thì sang đến trải nghiệm game, do kích thước nhỏ và được thiết kế chìm nên đôi khi hơi khó ấn bằng ngón cái. Đó là vấn đề duy nhất gặp phải của Lobera, còn lại độ nảy của phím, tốc độ phản hồi đều hết sức tuyệt vời và không có gì phải phàn nàn.

    Tổng kết

    Ưu: Đèn led tùy chỉnh được cả màu và mức độ sáng giúp cho việc gõ văn bản hay chơi game trở nên thuận tiện hơn trong bóng tối. Thiết kế hầm hố, chắc chắn cùng với loạt phím Macro được đặt ở vị trí thông minh. Tích hợp USB và các cổng audio trực tiếp trên bàn phím giúp cắm các thiết bị ngoại vi vô cùng tiện dụng.

    Nhược: Sử dụng Kalih Switch là một điểm trừ, các phím Macro hơi "lõm" nên đôi lúc khó ấn.

    Với giá bán trên thị trường hiện nay vào khoảng 3.300.000 đồng thì Lobera sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Razer Blackwidow Ultimate/ Chroma. Với thiết kế layout các phím gần như tương tự nhưng điểm mạnh là Lobera có thiết kế cứng cáp và thông minh hơn nên sẽ không biết mèo nào cắn mỉu nào.

    >>Tesoro Kuven Pro, nhạc hay game tốt, thiết kế đẹp

    NỔI BẬT TRANG CHỦ