[Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian

    Vi Dũng,  

    Vô cùng bắt mắt và hầm hố!

    Trong cuộc đua những thiết bị ngoại vi chơi game, từ vài năm trở lại đây đã bắt đầu có sự hiện diện của những cái tên vốn chỉ nổi tiếng trong làng sản xuất phần cứng máy tính. Nếu như Thermaltake tấn công cộng đồng game thủ với thương hiệu Tt eSport, Corsair sở hữu cái tên Vengeange, thì mới đây, “dân chơi” mới nhất trong cuộc chạy đua thiết bị chơi game cũng đã đem tới cộng đồng người sử dụng những thiết bị đầu tiên.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 1
     
    Chúng ta đang nói tới Gigabyte. Hãng gia công các thiết bị phần cứng máy vi tính đến từ Đài Loan cuối cùng cũng đã nhận ra tiềm năng của thị trường đồ chơi cho game thủ, và cái tên Aivia đã ra đời.
     
    Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trải nghiệm và đánh giá bộ chuột và mousepad, 2 trong số những sản phẩm đầu tiên Gigabyte dành tới cộng đồng những người chơi game nói chung, cũng như các game thủ nói riêng.
     
    Bắt mắt và hầm hố
     
    Cảm nhận đầu tiên khi người sử dụng được chiêm ngưỡng bộ chuột và pad Krypton, đó là sản phẩm đầu tay của Gigabyte vô cùng hầm mố với những đường nét sắc cạnh toát lên vẻ hiện đại riêng có của bộ thiết bị.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 2
     
    Chuột Aivia Krypton được thiết kế với hình dáng đối xứng, giúp những người sử dụng thuận tay trái vẫn có thể sử dụng hiệu quả, giống như hai chú chuột mà GenK đã có dịp giới thiệu đến độc giả đó là SteelSeries Sensei RAW và Razer Taipan. Tuy nhiên, Aivia Krypton sở hữu ngoại hình có thể nói là còn hầm hố và cá tính hơn rất nhiều so với “rắn độc” Razer Taipan.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 3
     
    Ngay phía dưới nút cuộn bọc cao su là “công tắc” điều chỉnh độ nhạy của chuột dạng gạt lên hoặc gạt xuống. Aivia Krypton cho phép người sử dụng chuyển đổi linh hoạt giữa 4 mức tốc độ chuột khác nhau tùy theo thói quen và sở thích sử dụng. Bốn mức tốc độ này có thể được chỉnh sửa thông qua driver của Gigabyte. Hệ thống đèn hiển thị tốc độ chuột trên Krypton cũng khá bắt mắt.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 4
     
    Mỗi bên cạnh chuột, Gigabyte đưa vào 3 nút, bao gồm 2 nút phụ và 1 nút chuyển đổi profile. Chú chuột của chúng ta có bộ nhớ tích hợp đủ khả năng để lưu trữ 5 profile khác nhau. Để dễ nhận biết, mỗi profile lại được tượng trưng bằng một màu khác nhau và được hiển thị trực tiếp trên nút đổi profile. Cũng thông qua driver Aivia GHOST, bạn có thể tùy chỉnh chức năng của từng nút, ví dụ đặt macro hoặc đơn giản là… disable chính nút đó nếu bạn không dùng tới!
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 5
     
    Giống như khá nhiều sản phẩm chuột chơi game có mặt trên thị trường hiện nay, Aivia Krypton cũng được Gigabyte trang bị cho hệ thống “quả tạ” bên trong thân chuột. Thông qua hệ thống quả nặng bằng kim loại này, người sử dụng có thể tùy ý thay đổi trọng lượng chuột cho phù hợp với thói quen chơi game. Aivia Krypton được đi kèm với 10 quả nặng với trọng lượng lần lượt là 1,8 và 5,3g. Tuy nhiên vì đã quen dùng những chú chuột với trọng lượng nhẹ, nên có lẽ hệ thống tạ này sẽ phù hợp hơn với những người sử dụng Krypton phục vụ cho những tựa game RTS hay RPG.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 6
     
    Dĩ nhiên, tiêu chuẩn về độ bền của một chú chuột chơi game nói riêng cũng như nhiều sản phẩm công nghệ nói chung chính là ở jack cắm và cáp nối. Cáp nối của Aivia Krypton cũng được bọc vải tổng hợp chống cắt và cổng USB, giống như nhiều sản phẩm khác, cũng được mạ vàng để đảm bảo chất lượng tín hiệu cho thiết bị.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 7
     
    Đặc biệt hơn cả, để tối ưu cho mọi đối tượng sử dụng, cũng như để chuột làm việc hiệu quả với tấm lót chuột (sẽ giới thiệu ngay sau đây), chuột chơi game Krypton sở hữu không chỉ 1 mà đến… 2 mặt đáy với 2 bộ feet riêng biệt. Nếu như bộ feet 3 chân bằng nhựa tổng hợp khá phù hợp với những người dùng phổ thông hoặc có thói quen di chuột chậm và chắc, thì bề mặt đáy với 4 miếng feet đặc biệt làm bằng sứ (quảng cáo của chính nhà sản xuất) lại tỏ ra hợp gu với không ít game thủ FPS.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 8
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 9
     
    Lót chuột cũng không kém “ngầu”
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 10
     
    Là đối trọng trực tiếp đối với những cái tên đã góp mặt trên thị trường như Razer Vespula, mousepad Aivia Krypton cũng sở hữu hai bề mặt riêng biệt. Một mặt là bề mặt vải khá giống với Goliathus Speed, nhẵn và mịn, tuy nhiên nó lại được quảng cáo là bề mặt control.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 11
     
    Tuy nhiên điều này hoàn toàn có căn cứ, bởi lẽ bề mặt còn lại được chế tác bằng các tinh thể PVC rất trơn khi sử dụng, hoàn toàn phù hợp với khái niệm “speed” của pad cứng. Hai bề mặt được ngăn cách với nhau thông qua một lớp cao su giống với bề mặt lót của các pad vải hiện hành. Bọc viền là lớp khuôn bằng cao su khá hiện đại và có khả năng chống xước cho cả 2 mặt pad, đồng thời giúp pad không bị xê dịch trong quá trình sử dụng.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 12
     
    Thử nghiệm của người viết với bộ đôi chuột và pad này được tiến hành trên 2 tựa game: CS: GO và AoE.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 13
     
    Ở tựa game Global Offensive, người thử nghiệm đã thử chơi bằng bề mặt speed, mặt đáy với feet bằng ceramic của chuột. Ở tốc độ 400 DPI, chuột vẫn cực kỳ trơn và nhạy, đến mức tôi phải lật tấm pad để sử dụng bề mặt vải. Mọi chuyện đã khá hơn rất nhiều. Nhờ có một phần ma sát với bề mặt vải, những pha vẩy chuột đã không còn “quá đà” như lúc trước, mà thay vào đó là một cảm giác chắc chắn và “đầm” hơn rất nhiều, mặc dù tôi không hề lắp thêm bất kỳ quả tạ nào vào thân chuột. Tuy nhiên tốc độ chuột đã bị đẩy lên 900 DPI, chứ không còn đứng ở mức thấp nhất, 400 DPI nữa. Chuyển sang tượng đài RTS Age Of Empires. Lúc này nhờ có bộ feet teflon mà việc “đổ đèo” đôi voi của cậu bạn đồng nghiệp trở nên khá mượt.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 14
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 15
     
    Tạm kết
     
    Cái giá 70 USD cho chuột và 40 USD cho chiếc mousepad có thể nói là đã đặt Aivia Krypton ngang hàng với những cái tên tầm trung (trong làng gaming gear thế giới) và cao cấp (tại Việt Nam). Bên cạnh những gì đã thể hiện, thì điều thiếu sót lớn nhất của Aivia Krypton có lẽ là kích thước chuột hơi bé nên khá khó vừa vặn cho những người có bàn tay to hoặc dài, hoặc đã quen sử dụng những chú chuột cỡ lớn như DeathAdder hoặc IE 3.0.
     
    [Đánh giá chi tiết] Gigabyte Aivia Krypton: Chiến binh ngoài không gian 16
     
    Tuy nhiên, nếu bạn đã dùng quen Kinzu, Abyssus hay mới đây nhất là Taipan, thì Krypton xứng đáng là chú chuột chơi game để bạn bỏ tiền sở hữu. Hiện bộ sản phẩm có bán tại cửa hàng trực tuyến Halobuy.vn.
     
    (Ảnh: Minh Dũng)

    NỔI BẬT TRANG CHỦ