Doanh nghiệp + smartwatch = lợi hay hại?

    Nova,  

    Doanh nghiệp đưa thiết bị đeo tay thông minh như smartwatch vào môi trường làm việc, lợi hay hại?

    Với sự xuất hiện của Apple Watch sắp tới đây, theo chân nó cũng là rất nhiều thiết bị đeo tay thông minh khác. Nhiều tính năng hữu ích cũng như sự tiện lợi đi kèm với thiết kế quen thuộc của những chiếc đồng hồ quen thuộc sẽ khiến người nghĩ rằng trong tương lai số người sử dụng thiết bị này sẽ tăng lên nhanh và trở thành một xu thế mới của thời đại. Nhưng thực sự việc sử dụng 1 thiết bị như vậy có thật sự hợp lý nhất khi đặt nó vào trong môi trường doanh nghiệp, hãy thử phân tích xem những điểm tốt và xấu của nó.

    Con số thực tế

    Theo báo cáo của trang GlobalWebIndex về tình hình các thiết bị công nghệ quý 3 năm 2014 thì chỉ khoảng 1 trong 10 người dùng internet có độ tuổi từ 16 đến 64 là chủ sỡ hữu của một chiếc đồng hồ thông minh. Thậm chí số lượng những người sử dụng vòng đeo tay thông mình cũng chỉ đạt 7% trên tổng số những người dùng internet phía trên. Những con số trên không thực sự khả quan cho những hãng sản xuất, nhưng theo khảo sát những nhân viên làm việc tại các hãng này - những người thường mua để ủng hộ cho công ty - thì chỉ có 17% số nhân viên tham gia khảo sát sở hữu những thiết bị do công ty bán ra. Trong đó chỉ có 1% là những người sở hữu smartwatch, còn lại là những người mua smartwrist.

    Mặc dù những dữ liệu của năm 2014 không được khả quan cho lắm nhưng trang ABI Research vẫn đưa ra dự đoán trong vòng 5 năm tới sẽ có khoảng 13 triệu thiết bị đeo tay thông minh được đưa vào trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đánh giá cao khả năng đồng hộ hóa của những thiết bị này, có thể sử dụng chúng để thông báo về công việc cũng như lịch làm việc cho nhân viên 1 các thuận tiện nhất có thể.

    Lợi ích rõ ràng

    Ông Gareth Jones, phó chủ tịch của Fitbit - công ty phát triển hệ thống dữ liệu Fitbit cho chức năng fitness tracker của những thiết bị đeo tay thông minh, cho biết những thông tin đo được trên Fitbit sẽ phản ánh một phần nào đó mức độ năng động của nhân viên trong công ty, dĩ nhiên với điều kiện là tất cả các nhân viên đều sử dụng những thiết bị như smartwatch và được đồng bộ hóa trong cùng một nền dữ liệu.

    Ngoài ra, theo bà Clare Flynn Levy - CEO của công ty phân tích dữ liệu đầu tư nổi tiếng Essentia Analytics - đưa ra nhận định rằng những thông tin có trên cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp ngoài những yếu tố quan trọng như lợi nhuận, doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng thì những dữ liệu dạng mới như trung bình một ngày nhân viên của doanh nghiệp này ngủ bao lâu, làm việc với cường độ như thế nào hay những người này có tham gia các hoạt động thể thao không đều sẽ trở thành những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một công ty bất kỳ. Các nhà đầu tư hiện tại và trong tương lai đang ngày càng đánh giá mức độ quan trọng của những thông tin như thế này để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

    Chính bản thân bà Levy đã lấy ví dụ rằng mỗi nhân viên bất kỳ của Essentia Analytics nếu đi ngủ sớm 1 tiếng đồng hồ so với khung giờ thường thấy của những người bận rộn từ 12 giờ đêm tới 1 giờ sáng thì họ sẽ kiếm thêm được 20% thu nhập trung bình hiện nay, ngoài ra nếu những nhân viên này có thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì hiệu quả công việc sẽ tăng 13% chưa kể đến môi trường làm việc sẽ trở nên thân thiện và lành mạnh hơn.

    Từ đó ta có thể thấy được vai trò nâng cao chất lượng công việc trong môi trường doanh nghiệp của những thiết bị đeo tay thông minh, đây sẽ là lý do chính để những công ty muốn cải thiện hình ảnh của mình trong con mắt của các nhà đầu từ nên xem xét việc đưa những sản phẩm như smartwatch vào trong hệ thống của mình.

    Con dao hai lưỡi

    Việc đưa những thiết bị hiện đại như smartwatch vào trong môi trường doanh nghiệp đã cho thấy nhiều điểm tích cực cũng như tạo ra những cơ hội quảng bá hình ảnh để thu hút thêm các nhà đầu tư nhưng bất kỳ việc nào xảy ra trên đời đều có mặt tốt và mặt xấu.

    Khi một công ty muốn đi theo con đường này thì chi phí đầu tư là rất đáng quan tâm vì rõ ràng những thiết bị như Apple Watch đã có giá vài trăm USD một chiếc thì một công ty có khoảng 500 nhân viên thì chỉ riêng số tiền chi cho thiết bị đeo tay đã có thể lớn tới vài chục ngàn USD và chưa kể tiền đầu tư cho hệ thống máy chủ để xử lý những dữ liệu thu được. Chắc hẳn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cân nhắc rất kỹ lưỡng danh mục đầu tư này.

    Đối với những tập đoàn lớn thì mặc dù có thể họ sẽ đầu tư được một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh và cấp cho nhân viên những chiếc smartwatch hay smartwrist để phục vụ công việc thì vẫn còn đó mối nguy hại về vấn đề bảo mật khi nếu có quá nhiều thiết bị cùng đồng bộ với một hệ thống dữ liệu dễ gây ra tình trạng hệ thống xử lý thông tin bị chậm hoặc đôi khi là bị tạm ngừng hoạt động. Đây là những thời điểm tin tặc có thể lợi dụng để tấn công hệ thống mạng, hệ thống dữ liệu của công tý đó.

    Raimund Genes, giám đốc công nghệ của TrendMicro, nhận định những hacker chuyên nghiệp có thể sử dụng những thiết bị đeo tay để tấn công cơ sở dữ liệu của bất kỳ công ty nào khi hiện nay nền tảng chính cả các thiết bị đeo tay là iOS và Android đều là những nền tảng mở.

    Sai một ly, đi một dặm

    Nếu những khách hàng là cá nhân có thể an tâm đầu tư một chiếc smartwatch và không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề bảo mật cũng như chi phí thì những doanh nghiệp có ý định đưa những thiết bị đeo tay thông minh vào môi trường công việc sẽ phải đắn đó, tính toán chi lý từng chút một để vừa tận dụng hiệu quả những lợi ích mà sản phâm công nghệ cao này mang lại vừa hạn chế được những tác hại mà nó có thể gây ra. Một bài toán khó đối với bất kỳ nhà quản lý nào khi họ muốn đưa công nghệ tiên tiến ứng dụng vào thực tế.

    >>Những chiếc smartwatch đáng chú ý tại triển lãm Baselworld

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày