Độc đáo máy đánh chữ USB: một công đôi việc

    TNHA, TNHA 

    Một sự kết hợp sáng tạo giữa cổ điển và hiện đại.

    Hẳn nhiều người sẽ rất lấy làm lạ khi việc một chàng kỹ sư trẻ như Jack Zylkin lại bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu mày mò để chế tạo ra những chiếc máy đánh chữ cổng USB có khả năng in ra giấy vả hiển thị trên màn hình máy tính cùng lúc. Không có một cái tên cụ thể nào cả, anh chỉ đơn giản gọi chúng là “USB typewriters” (máy đánh chữ cổng USB).

    Được phát minh từ năm 1860, chiếc máy đánh chữ đã trở thành một công cụ văn phòng không thể thiếu ở khắp nơi trên thế giới. Đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới và rất nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc khác, mãi cho tới tận những năm 80 của thế kỉ trước khi mà máy tính cá nhân được phát minh và phổ biến rộng rãi, những chiếc máy đánh chữ mới dần dần bị thay thế và gần như biến mất. Ngày nay, đa số người ta chỉ có thể dễ bắt gặp chúng khi bước vào những viện bảo tàng lịch sử, còn chỉ có một số ít những người già hoài cổ vẫn giữ được trong nhà mình để làm kỷ niệm. Tất nhiên vẫn còn những cửa hàng bán sản phẩm này, nhưng chủ yếu là cho mục đích sưu tập hơn là sử dụng hàng ngày như trước.
     
    doc-dao-may-danh-chu-usb-mot-cong-doi-viec
     
    Thế nên, hẳn nhiều người sẽ rất lấy làm lạ khi việc một chàng kỹ sư trẻ như Jack Zylkin lại bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu mày mò để chế tạo ra những chiếc máy đánh chữ cổng USB rất tiện dụng vì khả năng in ra giấy vả hiển thị trên màn hình máy tính cùng lúc. Không có một cái tên cụ thể nào cả, anh chỉ đơn giản gọi chúng là “USB typewriters” (máy đánh chữ cổng USB). Thật may là mặc dù chiếc máy này có khả năng kết nối với những thiết bị số của Apple như iPad hay máy tính Mac, nhưng Jack cũng không hề có ý định đặt tên cho sản phẩm của mình là “i-gì-đó” để chạy theo một xu thế chung. Bản sắc nhưng rất giản dị.
     
    doc-dao-may-danh-chu-usb-mot-cong-doi-viec
     
    Cái ý tưởng đánh một văn bản và đồng thời ta có ngay một bản “cứng” trên giấy và một bản “mềm” trên máy tính quả là lạ, nhưng cũng rất thú vị và hữu ích. Vậy nên, Jack cũng đã bán được hàng trăm chiếc máy từ cửa hàng mang tên Etsy của anh. Con số này tuy chưa phải là lớn, nhưng nó cũng là một sự ghi nhận đáng kể cho công sức mà anh đã bỏ ra. Jack cũng coi công việc chế tạo này vừa là một thú vui, vừa là một thứ biệt dược cho đầu óc của mình: “một điều xa xỉ trong cuộc sống của tôi, có thể khiến bộ não của tôi hoạt động chậm lại một chút”. Đừng quá ngạc nhiên khi anh ấy muốn bộ não của mình chậm lại. Đó không phải là sự chậm chạp, mà đơn giản chỉ là sống chậm lại một chút, dành thời gian để nghiền ngẫm và nghiên cứu sâu hơn vào một vấn đề gì đó chứ không phải để nó xuất hiện và trôi vèo vèo đi mất như mọi người thường làm.
     
    doc-dao-may-danh-chu-usb-mot-cong-doi-viec
     
    doc-dao-may-danh-chu-usb-mot-cong-doi-viec
     
    Mặc dù có khả năng kết nối với iDevices, nhưng theo lời Jack thì: “Tôi không thường đặt chiếc iPad trên chiếc máy đánh chữ như trong video (bên dưới), mặc dù làm thế trông có vẻ rất chuyên nghiệp. Tôi thường đặt nó sang bên cạnh, và khi đánh máy thì tôi không cần nhìn vào đó. Do đó, tôi sẽ không bị mất tập trung bởi những email đến, những mẩu tweet hoặc notification.” Lời giải thích rất đơn giản nhưng khiến nhiều người phải bật cười, vì chính họ cũng phải công nhận rằng đã không ít lần, dù đang phải soạn thảo văn bản nhưng họ cũng phải thỉnh thoảng liếc qua trang Facebook hoặc Twitter của mình để “kiểm tra một chút” trong vòng ít nhất 10 phút hoặc hơn.
     
     
    200 chiếc USB Typewriters và khoảng 600 bộ kit có thể không phải là những con số “khủng”, nhưng vẫn có thể coi nó là bước đầu thành công của một cửa hàng nhỏ chưa được biết tới nhiều (ngay cả bây giờ cũng vẫn thế) như Etsy và các sản phẩm của Jack. Anh vẫn thường xuyên giữ liên lạc với các khách hàng của mình, đặc biệt là những người đã mua bộ kit để xem họ có vấn đề gì cần giúp đỡ hay không. Tuy nhiên, đôi khi những “học trò” cũng vượt qua “thày giáo” của mình. Jack kể: “Tôi đã vài lần bị bất ngờ với những điều mà một số khách hàng đã làm với chiếc USB Typewriter của tôi. Ví dụ như một hacker dũng cảm đã sử dụng bảng mạch điện tử trong máy của tôi vào chiếc máy đánh chữ tự động phiên bản Zork của anh ta. Ngoài ra, cũng có vài người khác biến hóa nó trở nên phức tạp và độc đáo hơn rất nhiều.
     
     
    doc-dao-may-danh-chu-usb-mot-cong-doi-viec
     
    Dường như những chiếc máy đánh chữ này đã không chỉ là một công cụ sử dụng, mà nó còn là phương tiện sáng tạo của rất nhiều những cái đầu “bác học” khác, như Jack. Và anh cũng rất hài lòng với những sáng tạo đó từ những khách hàng của anh. Ngoài các iDevices, USB Typewriter của Jack còn có thể kết nối với các PC và tablet có cổng USB và kết nốt Bluetooth khác. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về giá bán và thông tin chi tiết của những sản phẩm của Jack tại đây.
     
    Tham khảo: Gizmodo.