"Mổ bụng" ống kính Sony, xem hệ thống chống rung quang học
Đã bao giờ bạn thắc mắc hệ thống chống rung quang học trông như thế nào chưa?
Với công nghệ phát triển và nhu cầu trong nhiếp ảnh ngày càng cao, một số ống kính cho máy ảnh được tích hợp tính năng chống rung quang học bên trong nhằm giúp những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia được rõ nét và hạn chế nhòe mờ khi chụp ở tốc độ chậm.
Chống rung quang học là gì? Chống rung quang học về cơ bản là dùng một chip cảm biến để nhận biết độ rung của máy theo góc nào, từ đó gửi thông tin về cho một bộ vi xử lý điều khiển một thấu kính cơ động nằm trong lòng ống kính theo góc đó sao cho hình ảnh thu được vẫn giữ nguyên.
Vậy đã bao giờ các bạn thắc mắc, cơ chế hoạt động của hệ thống chống rung này trông ra sao không? Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một video của kỹ sư Dave Jones đến từ kênh EEVblog trên Youtube, theo đó, anh đã tháo bung ống kính Sony 16-50mm f/3.5-5.6 để thực hiện chương trình "em yêu khoa học" nhằm kiểm tra nội tạng bên trong ống kính ngàm E này như thế nào.
Dưới đây là video dài 26 phút ghi lại quá trình "em yêu khoa học" của Dave Jones:
Clip "mổ bụng" ống kính Sony 16-50mm f/3.5-5.6 OSS.
Nếu không muốn xem hết công đoạn tháo ống kính, bạn đọc có thể kéo đến phút thứ 15 - lúc này Jones bắt đầu mở đến hệ thống chống rung quang học và nghiên cứu cơ chế hoạt động của nó. Ngoài ra, trước đó ở đoạn 7:30 bạn sẽ thấy "anh thợ" này tiếp xúc đến phần mô-tơ zoom và anh quyết định kích điện để tận mắt xem cách chúng hoạt động ra sao.
Sau 21 phút "mổ bụng", Jones bắt đầu kết nối những bộ phận bên trong ống kính vào máy ảnh mirrorless của mình để quan sát chức năng hoạt động của chúng. Để ý kỹ ở phút thứ 24, bạn sẽ thấy hệ thống chống rung quang học của ống kính này hoạt động ra sao:
Tham khảo: Petapixel.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương