Muốn xài Apple Watch, hãy "tạm biệt" hình xăm?
Có vẻ như, để một chiếc Apple Watch hoạt động ổn định, người dùng sẽ phải chính thức "cai" việc xăm hình.
Như chúng ta đã biết, cách đây không lâu, Apple Watch đã chính thức bán ra những thiết bị đeo đầu tiên của mình với nhiều phiên bản, vỏ màu, chất liệu cũng như các loại dây khác nhau trong tầm giá từ 349 USD cho tới 17.000 USD. Theo đó, CEO Tim Cook đã từng nói rằng, Apple Watch được làm ra để dành cho tất cả người dùng trên thế giới, thế nhưng, sự thực có vẻ không như vậy.
Những công bố mới đây của trang tin Reddit lại cho rằng, những khách hàng sở hữu nhiều hình xăm trên cổ tay của mình đang thực sự gặp khó khăn trong việc sử dụng một chiếc Apple Watch.
Được biết, những người dùng này đã phàn nàn rất nhiều tới tính năng phát hiện "đeo tay" trên chiếc smartwatch đầu tiên của Apple với những lý giải như hình xăm sẽ khiến ánh sáng xanh hoặc hồng ngoại phát ra từ cảm biến Watch sẽ không chính xác.
Kết là phần lớn những người dùng này đã không nhận được các thông báo từ iPhone, trừ khi họ di chuyển Watch tới vị trí không có hình xăm nào, hoặc buộc phải tắt tính năng này. Hiện vẫn chưa rõ, với những người thường xuyên mặc áo dài tay và đeo Watch có gặp phải tình trạng tương tự hay không.
Một người dùng chia sẻ: "Tôi cho rằng, chiếc Apple Watch phiên bản 42mm đang gặp phải một lỗi phần cứng nào đó với cảm biến nhận dạng đeo tay. Thiết bị của tôi thường xuyên tự khóa khi màn hình tối lại và yêu cầu tôi phải nhập mật khẩu thêm một lần nữa. Ngoài ra, tôi cũng chẳng nhận được bất kì thông báo nào từ chiếc Watch, thật khó hiểu khi sản phẩm này không thể nhận diện da của tôi.
Tôi đã tìm hiểu rất kỹ càng trên Internet nhưng cũng chẳng có mấy ai gặp tình trạng tương tự. Nhưng khi tôi cầm chiếc Watch trong tay, nó lại hoạt động bình thường. Tôi phát hiện ra rằng, lòng bàn tay mình không có hình xăm, và nó cũng chẳng tự khóa màn hình nữa. Còn khi đeo chúng trở lại, nơi có những hình xăm, nó trở thành một sản phẩm vô dụng!"
Đáp lại lời khẩn cầu từ người dùng "xấu số", một người dùng khác giải thích: "Oxyhemoglobin có chức năng hấp thụ ánh sáng và được sử dụng để đo nồng độ oxy thông qua ánh sáng phản chiếu từ mạch máu với các màu như xanh, vàng, hồng ngoại... Còn như Apple, có thể hãng đã sử dụng màu xanh và hồng ngoại để đo các yếu tố này. Do đó, hắc tố và mực xăm đen có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cảm biến đeo tay bởi chúng sẽ hấp thụ ánh sáng xanh rất tốt.
Đáng tiếc là sự thẩm thấu lại diễn ra quá nhanh khiến tia hồng ngoại gần như không thể tiếp nhận được gì. Từ đó, kết hợp với độ nhạy và ánh sáng biến thiên mà Apple đã điều chỉnh, ánh sáng hồng ngoại trong như màu đen và không thể phản chiếu lại cảm biến. Do vậy, tính năng nhận diện đeo tay sẽ khó mà hoạt động trên vùng da đã xăm mình."
Tính tới thời điểm hiện tại, Apple vẫn chưa bình luận gì về vấn đề trên, hoặc đưa ra bất kì lời giải thích nào. Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng, hãng chưa từng lường tới đối tượng là những người nghiện xăm mình.
Tham khảo: cultofmac
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android