Năm 2016: TV thương hiệu Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường

    PV,  

    Công nghệ hình ảnh HDR, sự bùng nổ của Android TV và kỷ nguyên của TV Trung Quốc sắp bắt đầu là những xu hướng mới và đáng chú ý nhất của TV năm 2016.

    Công nghệ hình ảnh HDR

     TV HDR sẽ là xu hướng chủ đạo trong năm 2016. Ảnh minh họa: Internet

    TV HDR sẽ là xu hướng chủ đạo trong năm 2016. Ảnh minh họa: Internet

    HDR là tâm điểm của công nghệ TV năm 2016. HDR (viết tắt của từ High Dynamic Range (tạm dịch: dải tương phản động mở rộng) sẽ mang đến cho TV, đặc biệt là các dòng TV 4K khả năng hiển thị hình ảnh xuất sắc nhất. Và HDR là bước nhảy lớn về chất lượng hình ảnh nếu so với sự tăng trưởng trong độ phân giải trên TV UHD. Nó không đơn thuần chỉ là sự kếp hợp giữa sáng/tối. Phần lớn HDR được tích hợp trên TV 4K sẽ giúp TV cải thiện rõ rệt về hình ảnh: màu sắc rực rỡ hơn, mảng màu đen sâu hơn và hiển thị chi tiết hơn. Có thể hiểu đơn giản, nếu như TV4K với tấm nền cho độ phân giải cao gấp 4 lần Full HD thì HDR sẽ cho phép màn hình độ phân giải cao được nâng cấp tốt hơn khi xem phim.

    Năm 2015, mới chỉ có một số ít các TV được giới thiệu là có tích hợp công nghệ HDR. Nhưng sang đến 2016, hầu hết các dòng TV 4K cao cấp của tất cả các hãng đều sử dụng công nghệ này ở mọi kích cỡ màn hình.

    Tại CES 2016 vừa diễn ra hồi tháng 1 vừa qua, Samsung, LG, Sony đã trình diễn hàng loạt TV HDR nâng cao độ pixel và tích hợp HDR tạo ra hình ảnh sáng và sâu hơn cũng như hoạt động tốt với mọi ánh sáng bên ngoài dù mỗi thương hiệu đều phát triển trên nền tảng công nghệ màn hình riêng. Đáng kể là loạt SUHD TV 2016 màn hình lượng tử với sản phẩm tiêu biểu nhất là mẫu KS9500 78 inch. Model này có độ sáng đèn nền lên đến 1000 nit và hỗ trợ HDR. Việc sử dụng công nghệ chấm lượng tử đã giúp model này có khả năng hiển thị tốt hơn so và có khả năng tự động tối ưu độ sáng tuỳ theo môi trường để hiển thị phù hợp nhất. Samsung còn cho hay, tuy vẫn sử dụng hệ điều hành Tizen nhưng TV mới hỗ trợ ToT (Internet Of Things) và chính là điểm cạnh tranh so với các hãng sản xuất đối thủ.

    Sony cũng quy tất cả TV về HDR với các mẫu TV thuộc X390D và X940D series. Đồng thời cung cấp thêm một dịch vụ riêng mang tên Ultra (là tập hợp những phim và show truyền hình từ Sony Pictures) để đáp ứng công nghệ HDR mới của hãng và có độ phân giải lên đến 4K.

    LG ra mắt 2 mẫu TV OLED HDR thuộc dòng Signature. Mẫu TV mới sở hữu thiết kế Picture-on-Glass tối giản, thanh lịch và độc đáo với màn hình siêu mỏng chỉ 2.57mm, mặt lưng sau bằng kính trong suốt và dàn loa hướng trước. Đặc biệt, hệ thống loa của TV được đặt vào phần chân đế để giữ nguyên độ mỏng cho màn hình. Màn hình TV đạt độ phân giải 4K, tích hợp tính năng HDR, pixel dimming, tốc độ xử lý 10-bit, công nghệ ColorPrime Pro và nền tảng webOS 3.0.

    Panasonic mang đến mẫu DX900 hoàn toàn là HDR và 4K tương thích. Được biết, mẫu TV này cũng được phát hành cùng với một máy nghe nhạc Blu-ray 4K vào đầu năm nay. Trong khi đó, Philips cũng mang đến loạt TV HDR với các series 9000, 8600 và 7000.

    Trong đó, Samsung, Sony và LG cho biết sẽ sớm đưa các TV HDR ra thị trường trong đầu năm nay.

    TV tương thích IoT

    IoT (Internet of thing) đang trở thành xu hướng, và chắc chắc IoT sẽ có ở cả trên TV nữa. Samsung là nhà sản xuất đầu tiên công bố, toàn bộ những dòng TV thông minh của hãng này ra đời năm 2016 sẽ sẵn sàng với xu hướng IoT và kết nối trên nền tảng SmartThings.

    Samsung đã phát triển công nghệ hub IoT riêng dành  SmartThings dành cho các dòng TV SUHD 2016. Trên những chiếc TV đời 2016, công nghệ hub IoT được tích hợp cho phép TV hoạt động như một bộ điều khiển cho toàn bộ hệ thống smarthome. Và SmartTV lúc này không chỉ là tâm điểm của hệ thống giải trí nữa là sẽ là trung tâm của cả hệ sinh thái đang mở rộng của IoT.

    Android TV tiếp tục bùng nổ

     TV Sony chạy trên nền tảng Android. Ảnh: pọcketlint

    TV Sony chạy trên nền tảng Android. Ảnh: pọcketlint

    Nền tảng Android TV thông minh sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2015. Hiện, các nhà sản xuất TV lớn là Samsung và LG đã từ chối Google và tự phát triển nền tảng TV thông minh của riêng mình là Tizen và WebOs. Thế nhưng, nền tảng mở Android TV với những ưu điểm của mình vẫn có những nhà sản xuất khác như: Sony, Sharp, Phillips,…

    Nền tảng thông minh này cho phép các nhà sản xuất cài trực tiếp lên TV mà không cần thêm thiết bị bổ trợ nào. Thêm đó, kho ứng dụng được xây dựng sẵn cũng vô cùng phong phú. Và Google tiếp tục mở ra thêm nhiều tùy chọn cài đặt sẵn các ứng dụng đa phương tiện như Netflix, HBO Go... cho các nhà sản xuất muốn dùng Android TV trên sản phẩm của mình trong thời gian tới. Điều này cạnh tranh trực tiếp tới các nhà sản xuất thiết bị đầu thu set-top-box.

    Mặc dù mất đi hai ông lớn là LG và Samsung, nhưng Google lại cũng tìm kiếm thêm được nhiều đối tác mới, như: TCL, Hisense, RCA,…cài đặt nền tảng này trên các sản phẩm của mình.

    Kỷ nguyên của TV Trung Quốc sắp bắt đầu

     Kỷ nguyên TV Trung Quốc sắp bắt đầu. Ảnh minh họa: Internet

    Kỷ nguyên TV Trung Quốc sắp bắt đầu. Ảnh minh họa: Internet

    Không chỉ điện thoại, TV cũng bắt đầu là thế mạnh các nhà sản xuất Trung Quốc. Và nhiều chuyên gia dự đoán, kỷ nguyên cúa TV Trung Quốc sắp bắt đầu.

    Những thương hiệu TV Trung Quốc đã bắt đầu xâm chiếm thị trường toàn cầu trong những năm gần đây.

    Trong năm 2015, hãng nghiên cứu thị trường IHS Technology cũng cho biết, theo kết quả nghiên cứu, hai thương hiệu TV của Trung Quốc là HiSense và TCL đều nằm trong top 10 thương hiệu TV lớn nhất thế giới và thị phần của các hãng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng nhanh trong năm 2016. Và trong triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2016, hai thương hiệu này cũng cho ra mắt các sản phẩm không thua kém so với các thương hiệu khác. Đáng kể là việc TCL ra mắt mẫu TV được gọi là QUHD TV đã đặc biệt sử dụng công nghệ làm tối cục bộ mỏng để giảm bớt khoảng cách quang học đến 5mm mà làm Xclusive (X1) mỏng nhất thế giới làm tối cục bộ chấm lượng tử TV.

    Theo ICTNews

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ