Sự trỗi dậy của các "tay mơ" khiến nhiếp ảnh truyền thống lụi tàn?

    Tân Phan,  

    Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho công việc của những nhiếp ảnh gia ngày nay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự đầu tư kỹ lưỡng cho ngành nhiếp ảnh lại không tỉ lệ thuận với sự phát triển này.

    Vào thế kỉ thứ 18, ông tổ của nhiếp ảnh Louis Daguerre đã phải tốn 8 tiếng đồng hồ để cho ra đời bức ảnh đầu tiên bằng những thiết bị cồng kềnh, kỹ thuật rửa ảnh phức tạp và rất nhiều sự kiên nhẫn. Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhiếp ảnh dường như đã không đòi hỏi phải có kỹ năng và tay nghề.

    Sự kiên nhẫn trong quá trình chụp ảnh cũng dần biến mất bởi tốc độ xử lí ảnh nhanh đến chóng mặt của các thiết bị chụp ảnh hiện đại. Hơn nữa, thời gian để cho ra đời 1 bức ảnh ngày nay được tính bằng phần nghìn giây - khá đáng kể so với lúc khởi điểm của nhiếp ảnh.

     Ảnh được chụp bởi ông Louis Daguerre với thời gian phơi sáng 10 phút.

    Ảnh được chụp bởi ông Louis Daguerre với thời gian phơi sáng 10 phút.

    Từ "tay mơ" là từ chỉ những người luôn cặp kè mang thiết bị chụp ảnh bên người, đặc biệt là những người sử dụng mạng xã hội để tung những hình ảnh của mình lên mạng mọi lúc mọi nơi mà không có sự đầu tư kỹ lưỡng. Mạng xã hội ngày nay dường như đã bị "quá tải" bởi hình đồ ăn, thú cưng và hình "tự sướng".

    Bài viết này không có ý lên án những người chụp thể loại này, chính người viết cũng hay đăng hình đồ ăn và thú nuôi lên mạng xã hội. Tuy nhiên, giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đã bị tác động không ít bởi sự phát triển của công nghệ, nơi mà ai cũng có thể trở thành "nhiếp ảnh gia".

    Năm 2012, phóng viên Geoff Livingston đã đặt ra câu hỏi: "Liệu Instagram có đang huỷ hoại ngành công nghiệp nhiếp ảnh?". Cộng đồng mạng đã trả lời rằng Instagram, cũng như các mạng xã hội khác, là một công cụ tuyệt vời để quảng bá các tác phẩm của chúng ta, và nó không làm giảm giá trị của sản phẩm. Đáng lưu ý, nhiếp ảnh gia Zack Sylvan đã trải lòng mình:

    Instagram, đối với tôi, là một sự chuyển dịch của ngành nhiếp ảnh.

    Ứng dụng này giúp việc nhiếp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Bản thân chúng tôi là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người luôn đánh giá cao các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng hơn là một tấm hình chụp bằng điện thoại giản đơn, lại không thấy bị đe doạ. Chúng tôi hiểu rằng cho dù bạn có điện thoại thì sự sáng tạo cũng không thể dễ dàng đến với bạn, cái mà phải cần rất nhiều thời gian và công sức để đạt được.

    Instagram là ứng dụng rất tuyệt cho nhiếp ảnh nói riêng và mạng xã hội nói chung. Những hình ảnh đẹp khiến cho người ta vui, vậy tại sao không khiến nhiếp ảnh trở nên phổ biến hơn?.

    Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang sử dụng mạng xã hội là nơi trình diễn chính các tác phẩm của mình cho rằng sân chơi này dành cho tất cả mọi người. Họ cho rằng những tác phẩm của họ sẽ không bị các tác phẩm nghiệp dư làm giảm giá trị, bởi vì có sự khác biệt rõ ràng giữa một tác phẩm được đầu tư chuyên nghiệp và kĩ lưỡng với một tác phẩm được thực hiện bởi những "tay mơ".

     Nhiều người đã dùng smartphone làm công cụ nhiếp ảnh chính của mình.

    Nhiều người đã dùng smartphone làm công cụ nhiếp ảnh chính của mình.

    Bên cạnh đó, giữa phần đông những người ủng hộ thì vẫn có người chống lại điều này. Vào năm 2013, biên tập viên Stuart Jeffries của tờ báo Guardian đã đăng bài viết "Sự lụi tàn của nhiếp ảnh: Liệu điện thoại có đang phá hỏng nghệ thuật?" Trong bài viết, nhiếp ảnh gia Antonio Olmos đã trả lời một cách ngắn gọn:

    "Thật kì lạ... Ngành nhiếp ảnh đang bị mai một chứ nó không trở nên nổi tiếng. Càng ngày càng nhiều ảnh chụp thật đấy, nhưng thực sự thì ngành nhiếp ảnh đang chết dần."

     Phải chăng quá nhiều người muốn là một nhiếp ảnh gia thực thụ?

    Phải chăng quá nhiều người muốn là một nhiếp ảnh gia thực thụ?

    Suy cho cùng thì "tiêu chuẩn đẹp" giữa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các "tay mơ" còn khá xa. Tuy nhiên nếu so với những nhiếp ảnh gia mới bước vào con đường chuyên nghiệp và những "tay mơ" thì khoảng cách này rất nhỏ, và nó đang rút lại dần với tốc độ khá nhanh.

    Câu hỏi được đặt ra là liệu sự trỗi dậy của các "tay mơ" này có gây ra ảnh hưởng lớn đến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay không. Tất nhiên là nó tuỳ thuộc vào khái niệm của mọi người về "sự ảnh hưởng". Liệu nhiếp ảnh chuyên nghiệp đang theo đà tuột dốc hay cuộc chiến này chỉ mới bắt đầu? Liệu chúng ta có biết chắc kẻ thắng người thua?

    Liệu các "tay mơ" có đang đe doạ đến sự thành công của nhiếp ảnh chuyên nghiệp? Ý kiến của bạn như thế nào?

    Tham khảo Medium

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ