Vì sao cáp Thunderbolt vẫn giữ giá cao cho đến năm 2013?

    Hải Minh, Hải Minh 

    Thunderbolt, chuẩn kết nối tốc độ truyền tải cao do Intel xây dựng và phát triển, đã ra mắt hơn một năm, số lượng nhà cung cấp tham gia vào cuộc chơi cũng tăng thêm cùng với nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ này được công bố. Tuy vậy, mức giá 50 USD (1 triệu đồng) của cáp Thunderbolt vẫn được giữ nguyên, với việc cung cấp độc quyền của Apple cho đến thời điểm hiện tại.

    Thunderbolt, chuẩn kết nối tốc độ truyền tải cao do Intel xây dựng và phát triển, đã ra mắt hơn một năm, số lượng nhà cung cấp tham gia vào cuộc chơi cũng tăng thêm cùng với nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ này được công bố. Tuy vậy, mức giá khoảng 50 USD (1 triệu đồng) của cáp Thunderbolt vẫn được giữ nguyên, với việc cung cấp độc quyền của Apple cho đến thời điểm hiện tại. Thật không may, mức giá này không có vẻ gì sẽ sớm hạ xuống trong năm nay.
     
    Dù các nhà cung cấp khác cũng đang bán ra cáp Thunderbolt của riêng họ, nhưng giá của chúng vẫn giữ nguyên, và thậm chí còn tăng thêm. Điều này khá kỳ lạ khi đúng ra sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh thường có xu hướng đưa sản phẩm tới một mức giá thấp hơn. Hiển nhiên, mức phí cao cho sợi cáp sẽ là rào cản không nhỏ các thiết bị tích hợp công nghệ truyền tải tiên tiến này.
     
    Và có vẻ như sẽ không sớm có những thay đổi về mức giá của Thunderbolt. Những nghiên cứu cho thấy, mức giá cáp Thunderbolt vẫn sẽ được giữ trong khoảng từ 45 USD tới 60 USD (900.000 đồng tới 1.200.000 đồng) cho đến hết năm 2012. Mức giá này chỉ có thể thay đổi từ đầu năm 2013, khi chất liệu silicon thế hệ thứ 2 được dùng cho cáp Thunderbolt được sản xuất nhiều hơn.
     
    Toàn cảnh hiện tại
     
    Belkin, Elgato và Kanex là những cái tên mới nhất cung cấp cáp Thunderbolt cho những thiết bị có tích hợp công nghệ này, từ ổ cứng, dock tới những sản phẩm khác. Tuy nhiên, giá của sản phẩm tới từ những công ty này không thấp hơn mức giá mà Apple đưa ra. Sợi cáp độ dài 2m của Kanex được bán với giá 60 USD (khoảng 1.200.000 đồng), bằng giá với dây cáp đi kèm ổ cứng SSD Thunderbolt mới được Elgato đưa ra thị trường - với chiều dài chỉ 0,5m. Rẻ nhất trong số này là sản phẩm của Belkin, 45 USD (900.000 đồng), cho sợi cáp 1m đi kèm Dock Thunderbolt Express của họ.
     
    Ngoại trừ Apple, dường như chỉ có Sumitomo (nhà sản xuất cáp điện Nhật Bản) cung cấp cáp Thunderbolt với số lượng lớn. Intel đã sử dụng phiên bản đặc biệt mầu đen của hãng này trong suốt quá trình giới thiệu sản phẩm của họ năm vừa qua, bao gồm cả CES và Computex. Sản phẩm của Sumitomo, được bán trên Amazon, với giá gần 1 triệu đồng (cho độ dài 0,3m) và hơn 1.200.000 đồng (với độ dài 3m). Người dùng cũng có thể chọn cáp 2m (mầu đen hoặc trắng) với giá 56 USD (khoảng 1.120.000 đồng), bao gồm phí vận chuyển từ Nhật Bản.
     

     
    Sumitomo cho biết, họ không có kế hoạch bán lẻ sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ. Thay vào đó, hãng sẽ hợp tác với các nhà cung cấp nội địa nhằm thiết lập đại lý và cung cấp các loại cáp tại thị trường này. Có vẻ như cáp của Elgato và Belkin cũng được sản xuất bởi Sumitomo, dù không công ty nào xác nhận điều này. Còn lại, sản phẩm của Kanex được giao nhà sản xuất khác.
     
    Và những thay đổi đang diễn ra
     
    Theo John Mitchell, giám đốc Marketing hãng sản xuất chip xử lý tín hiệu Intersil, mọi loại cáp đều có một điểm chung. “Chúng đều dựa trên chip thu phát Genum, mà chúng ta quen gọi là thế hệ cáp đầu tiên”, Mitchell giải thích. Chip thu phát này hiện đang được sản xuất bởi Semtech, công ty đã mua lại Genum hồi tháng 3 vừa rồi và cũng được Apple sử dụng cho cáp của hãng.
     

     
    Con chíp thu phát này sử dụng chất liệu silicon germanium, sử dụng công nghệ bán dẫn đắt tiền thường được dùng cho các ứng dụng viễn thông. Đó cũng có vẻ là lý do Intel và Apple chọn Semtech, do sản phẩm của hãng này đáp ứng được tốc độ truyền tải 2 chiều 10Gbps của Thunderbolt.
     
    Bên cạnh chíp thu phát, thiết kế tham chiếu hiện tại cũng cần một vi điều khiển riêng biệt, cùng 1 vi xử lý điều khiển điện năng và 1 để điều chỉnh điện áp cho việc cung cấp tín hiệu dữ liệu 3V, cũng như hỗ trợ nguồn điện 15V cho các thiết bị bus-powered. Về cơ bản, mỗi đầu cáp Thunderbolt sẽ có 4 IC cho những nhiệm vụ này.
     
    Mitchell cho biết: “Cáp chủ động cần các vi xử lý xung nhịp và phục hồi dữ liệu trên mỗi đầu, ngay cả cáp quang cũng vậy. Điều này khiến Thunderbolt rất mạnh mẽ - tín hiệu được lọc sạch ngay trên cáp, ngay cả khi có thiết bị gây nhiễu.”
     
    Yêu cầu cao về linh kiện kết hợp cùng cáp đồng chất lượng tốt, Thunderbolt nhanh chóng trở thành trở thành một phụ kiện đắt tiền. Điều này càng rõ hơn khi so sánh với mức giá của những loại cáp thụ động khác (như HDMI hay USB), chỉ cần dưới 10 USD (khoảng 200.000 đồng) cho 2m cáp.
     
    Tuy nhiên Mitchell nói rằng, Intersil có giải pháp cho vấn đề về linh kiện bên trong của Thunderbolt, và sẽ đưa giải pháp này ra thị trường trong nửa sau 2012 với số lượng cung ứng lớn.”Giải pháp IC cáp chủ động cho công nghệ Thunderbolt”, như Intersil gọi, có vẻ là phương án chìa khoá trao tay hoàn chỉnh duy nhất trong thị trường IC dành cho Thunderbolt từ các nhà sản xuất khác nhau hiện nay. Nó kết hợp vi điều khiển và chíp thu phát thành một con chíp xử lý tín hiệu duy nhất, đồng thời chỉ dùng một con chíp quản lý năng lượng để điều khiển điện năng cũng như chỉnh điện áp. Phương pháp này giúp cắt giảm một nửa số lượng IC cần có.
     
    Các con chip cũng được sản xuất với một chi phí thấp hơn, dựa trên công nghệ CMOS 40nm, cho khả năng tăng hiệu suất và giảm chi phí đáng kể. Công nghệ 40nm cũng mang lại mức độ tản nhiệt ít hơn, giúp giảm tiết diện của sợi cáp nhờ loại bỏ bớt phần tản nhiệt bên trong.
     
    Đồng thời, những con chíp này cũng sử dụng kỹ thuật “Cân bằng cáp”, đã được cấp bằng sáng chế cho Intersil, nhằm tính toán độ méo tín hiệu cũng như sự phân tán bên trong cáp đồng. “Chúng tôi thiết kế dựa trên những vấn đề của các ứng dụng trung tâm dữ liệu, bằng cách sử dụng kỹ thuật cân bằng và hiệu chỉnh suy cáp tiên tiến”, Mitchell cho biết. Nhờ công nghệ này, các hãng sản xuất cáp Thunderbolt có thể sử dụng loại cáp cấp thấp mà không ảnh hưởng tới băng thông 10Gbps.
     
    Ngoài những cải tiến nói trên, chipset của Intersil còn có nhiều tính năng khác như tích hợp thử lỗi và chuyển vòng lặp,  phục vụ cho khả năng kiểm tra tự động. Những tính năng này giúp bộ phận lắp ráp kiểm tra cáp ngay trong quá trình sản xuất, làm tinh giản quy trình làm việc.
     
    “Giải pháp mà chúng tôi đưa ra giúp giảm một nửa số lượng chip cũng như diện sợi cáp, tiêu thụ ít điện năng hơn, đồng thời cho phép sử dụng dây dẫn rẻ hơn. Đến cuối năm nay, giá thành của cáp Thunderbolt sẽ giảm xuống", theo Mitchell.
     
    Đây có thể là tin tức báo trước về sự bùng nổ của Thunderbolt, vốn bắt đầu mở rộng từ đầu năm với việc một loạt các máy PC hay máy MAC có trang bị Thunderbolt đến tay người dùng. Đã có khá nhiều sản phẩm của Apple và một vài ổ đĩa có Thunderbolt, tuy nhiên với Ivy Bridge, cùng bộ điều khiển Thunderbolt mới từ Intel, quãng thời gian sắp tới sẽ rất thú vị.
     
    Tham khảoArstechnica.

     

    NỔI BẬT TRANG CHỦ