Đồ chơi tuyệt vời nhất dành cho dân viết lách chính là đây
Dân viết lách luôn luôn muốn tìm kiếm những gì hiệu quả nhất trong việc giữ mình khỏi sự xao nhãng.
Có những ứng dụng đơn giản đã được công nhận như Freedom, khiến cho Internet tắt hoàn toàn; Write or Die, hành hạ bạn với những âm thanh cho tới khi bạn gõ đủ lượng từ đã đặt ra; và Self-Control — đơn giản là tắt đi những bất cứ thứ gì trên internet mà bạn chỉ định. Và giờ là công cụ chống xao nhãng mà tôi yêu thích nhất: một cuốn sổ Moleskine (hay bất kì cuốn sổ ưa nhìn nào khác) – chỉ cần không sử dụng điện thoại của bạn khi đang làm việc là được.
Nhưng với những ai muốn chi thêm một chút tiền và bỏ đi công đoạn chuyển bản viết tay thành file văn bản, thì đã có một thể loại công cụ hào nhoáng và đắt tiền mới dành cho bạn. Ví dụ như Bamboo Spark, một cuốn sổ có thể biến dòng chữ vội vàng của bạn thành những ký tự số.
Và giờ đây, kẻ ồn ào và đáng chú ý nhất trong thị trường này: bàn phím Freewrite, với người tiền nhiệm là Hemingwrite, vốn đã rất nổi tiếng với cộng đồng mạng khi nó mới chỉ trong giai đoạn thai nghén khi đã có thể kêu gọi được một lượng vốn rất lớn trên Kickstarter – “342.471 USD từ hơn 1000 backer trên toàn thế giới,” theo lời của những người phát minh ra nó, giờ đang làm việc dưới cái tên Astrohaus.
Với một bàn phím kiểu máy đánh chữ cổ điển, một màn hình e-ink trơn láng, và một tay xách đầy tiện lợi, Freewrite (giá khởi điểm: 449 USD, trong đợt flash sale kéo dài 24h) được thiết kể để người viết vừa có thể có được những cảm giác hồi tưởng về những máy móc xưa cũ, vừa có thể đặt cạnh ly espresso để đăng lên Instagram với hashtag #amwriting. Và, thực sự, với việc loại bỏ được những phiền phức khi phải nhét giấy mới vào – thay vào đó, một công tắc sẽ giúp bạn kết nối với wifi và nền tảng chia sẻ văn bản của chính công ty này hoặc là những cái tên phổ biến như Dropbox hay Google Drive, khiến cho bài viết của bạn luôn sẵn sàng mọi lúc bạn cần – chưa bao giờ tôi thấy thứ đồ chơi dành cho dân viết lách nào đem lại hứng thú như vậy.
Tôi đã tới thăm văn phòng của Astrohaus, một công ty công nghệ được thành lập chỉ để biến thiết bị này từ ý tưởng thành hiện thực, và đã ngồi thử nghiệm chiếc bàn phím Freewrite này. Bàn phím kêu lách cách, hành trình phím sâu đem lại một trải nghiệm gõ hoàn toàn khác biệt và có mục đích hơn nhiều so với bàn phím Mac tí xíu mà tôi đang sử dụng. Ngay khi tôi chạm vào bàn phím để gõ “The quick brown fox jumps over the lazy dog,” tâm trí tôi bắt đầu chìm vào những tưởng tượng về việc tới một quán café đượm mùi nào đó gần nhà và có thể gõ phím đầy khoái lạc mà chẳng gặp phải thứ gì gây phân tâm trên màn hình (cho dù, đương nhiên là tôi vẫn sẽ kiểm tra điện thoại của mình mỗi mười phút). Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên kì lạ khi mà ta dành ra nhiều và nhiều hơn nữa tiền bạc chỉ để được kết nối, và rồi lại muốn bỏ tiền ra chỉ để làm điều ngược lại. Đó chính là thứ tồi tệ sản sinh ra bởi chủ nghĩa tư bản, nhưng lại quá khó để tránh khỏi.
Bởi vậy, nếu bạn chẳng ghét bỏ máy đánh chữ, bàn phím Freewrite chính là một thiết bị hấp dẫn đem lại một cảm giác tuyệt vời – nhưng nó chỉ được thiết kế cho một việc duy nhất, đó chính là viết ra những bản nháp. Bạn có thể cuộn lên xuống với chức năng “page up” và “page down”, và cũng có cả nút xóa, nhưng sẽ chẳng có con trỏ điều hướng cho việc rà lại chi tiết. Điều này nghĩa là Freewrite sẽ chỉ lý tưởng duy chỉ cho những bản ghi chép mà cần tới một luồng suy nghĩ liên tục – cho dù là bạn đang viết những gì xuất hiện trong đầu mình ngay khi mới ngủ dậy hay chỉ là cố gắng hoàn thành một chương mới cho cuốn sách, luận án, hay tạp chí của mình.
Buồn thay, với những người cần đến sự tập trung vô giá như chúng ta để có thể thực sự cho phép mình chỉnh sửa những văn bản, công cụ này vẫn chưa được phát minh để ép ta rời khỏi những sự xao nhãng. Tuy nói vậy, nếu một chiếc Freewrite được đem tặng để phục vụ tính hiệu quả và cái bản ngã của một tay viết chuyên nghiệp, tôi vẫn sẽ nhẹ nhàng mà nhận lấy món quà này.
Theo Flavorwire.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4