Đọ tốc độ mở ứng dụng giữa Galaxy S10+ chạy chip Exynos 9820 và iPhone XS Max: Siêu phẩm Android giành chiến thắng
Giữa một bên là Galaxy S10+ dùng chip Exynos 9820 8nm mới nhất của Samsung và một bên là iPhone XS Max dùng chip Apple A12 Bionic, liệu đâu sẽ là smartphone chiến thắng trong cuộc đua về tốc độ mở và load ứng dụng?
Theo công bố của Samsung, chip Exynos 9820 trang bị 8 nhân xử lý gồm 4 nhân tốc độ cao 2.49GHz, và 4 nhân 1.7GHz. Chip chạy quy trình 8nm. Trong khi đó chip Apple A12 Bionic chạy trên quy trình 7nm, có 6 nhân xử lý gồm 2 nhân xử lý tác vụ nặng chạy ở tốc độ 2.49GHz và 4 nhân tiết kiệm điện.
Nếu như Galaxy S10 có hai tùy chọn RAM 8GB và 12GB thì iPhone XS Max chỉ có một lựa chọn RAM 4GB.
Như vậy nét xét sơ qua sức mạnh của hai con chip, rõ ràng Galaxy S10 đang nhỉnh hơn. Tuy vậy những con số này không thể nói nên sức mạnh thực sự của hai con chip trong cách vụ như mở và load lại ứng dụng.
Chính vì vậy mới đây kênh YouTube quen thuộc EverythingApplePro đã có dịp làm bài kiểm tra tốc độ mở và load lại ứng dụng của hai chiếc máy này.
Bài kiểm tra như thường lệ vẫn gồm một số ứng dụng quen thuộc từ nhẹ đến nặng như Đồng hồ, Camera, Instagram, Google Maps, Photoshop, Minecraft, Asphalt 9,…
Galaxy S10 bắt đầu vượt lên từ ứng dụng Netflix
Bài thử thách đầu tiên đã thể hiện sức mạnh khủng khiếp của bộ nhớ RAM 8GB trên Galaxy S10 và con chip Exynos. Trong cả hai vòng mở và load lại ứng dụng, Galaxy S10 đều gần như vượt trội. Cụ thể, Galaxy S10 chỉ mất 2 phút 30 giây để mở hết 17 ứng dụng và mất khoảng 46 giây để load lại từng ứng dụng.
Galaxy S10 vươt trội hơn iPhone XS Max ở tốc độ mở ứng dụng trong bài thử đầu tiên
Ngược lại, iPhone XS Max mất tới 2 phút 54 giây để hoàn thành vòng 1. Nhưng điểm cộng là máy chỉ mất 42 giây để load tại toàn bộ ứng dụng đã mở. Điều này cho thấy khả năng quản lý RAM tốt đến thế nào của iPhone XS Max.
Bên cạnh đó kênh EverythingApplePro cũng thử nghiệm tắt hết mọi hiệu ứng hiển thị trên iPhone XS Max và Galaxy S10 để xem liệu hiệu ứng có phải là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ mở và load ứng dụng hay không.
Kết quả cho thấy, vấn đề chính xác nằm ở hiệu ứng hiển thị. Sau khi tắt hiệu ứng, trong cả hai vòng kiểm tra, tổng thời gian thực hiện của Galaxy S10 và iPhone XS Max đã rút ngắn lần lượt 12 giây và 15 giây.
Sau khi tắt hiệu ứng, iPhone XS Max đã có sự lột xác ấn tượng với tốc độ mở và load lại ứng dụng ấn tượng, không hề thua kém Galaxy S10
Galaxy S10 mất tổng cộng 3 phút 05 giây và iPhone XS Max là 3 phút 06 giây. Như vậy rõ ràng sự chênh lệch giữa hai chiếc máy này không hẳn quá nhiều nếu tắt hiệu ứng hiển thị.
Galaxy S10 xứng đáng là "đối thủ" với iPhone XS Max về tốc độ mở ứng dụng ấn tượng
Cuối cùng là thử nghiệm tốc độ mở ứng dụng. Lần này kết quả khá bất ngờ khi Galaxy S10 lại là chiến thắng đối thủ từng đánh bại thế hệ Galaxy S9 trước đó cũng trong thử thách tốc độ.
Khi mở hầu hết các ứng dụng, chúng ta đều có thể thấy Galaxy S10 dường như mở ứng dụng nhanh hơn iPhone XS Max.
Galaxy S10 cho thấy tốc độ khởi động ứng dụng nhanh hơn so với iPhone XS Max
Trong bài đo trên công cụ Geekbench 4 cho thấy, Galaxy S10 chỉ đạt điểm đơn nhân 2.247 và đa nhân là 9.510.
Trong khi iPhone XS Max dù thua trong cả hai bài kiểm tra tốc độ mở ứng dụng và load lại ứng dụng nhưng lại có hiệu năng cao hơn với điểm đơn nhân là 4.752 và đa nhân là 10.999.
Tốc độ nhận diện của cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình nhanh hơn Face ID
Cuối cùng là một bài thử thách khá thú vị để đo khả năng nhận diện người dùng. Qua rất nhiều lần thử, Galaxy S10 với cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình đã xuất sắc chiến thắng Face ID trên iPhone XS Max.
Chiến thắng này không có gì khó hiểu khi Galaxy S10 không ôm đồm quá nhiều hiệu ứng thừa bao gồm hiệu ứng hiển thị màn hình Home Screen sau khi xác thực thành công. iPhone XS Max thường sẽ mất thêm khoảng nửa giây cho hiệu ứng trước khi hiển thị màn hình chính.
Đọ tốc độ mở ứng dụng giữa Galaxy S10 chạy chip Exynos 9820 và iPhone XS Max
Tham khảo YouTube
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming