Đoạn video rap dở ẹc này là minh chứng vì sao các công ty Trung Quốc không thể xâm lấn phương Tây
Các công ty có thể học được gì từ video tuyên truyền thất bại này của Trung Quốc.
Nếu bạn cần tìm một bằng chứng cho thấy sức mạnh mềm của Trung Quốc đang suy yếu một cách tệ hại thì bản rap được thực hiện bởi nhóm rap CD REV này chắc chắn sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng nhất.
_______
Video dở ẹc này được thực hiện để giới thiệu Trung Quốc với bạn bè phương Tây, thế nhưng từ góc độ của những người phương Tây thì đây cũng là một thảm họa đích thực. Những yếu tố khiến video này thất bại cũng giống hệt những yếu tố khiến các công ty Trung Quốc thất bại khi lấn sân ra nước ngoài.
1. Không hiểu khách hàng
Video này đã sai lầm ngay từ khâu tạo hình cho ca sỹ. CD REV xuất hiện trong bộ dạng sơn kín phần mặt để hiện thân cho truyền thống hát ả đào của Bắc Kinh, cũng là một cách nhồi nhét văn hóa bản địa một cách thiếu tinh tế. Với người phương tây, bộ dạng này lại gợi họ nhớ đến Insane Clown Posse, một ban nhạc hiphop hạng nặng với phong cách quái dị đúng như tên gọi và có lẽ chỉ được biết đến với danh hiệu Music video điên rồ nhất mọi thời đại, thật sự không phải một hình đẹp đẽ gì để dính đến.
Nhóm Insane Clown Posse
Đây chính là kết quả của việc không thấu hiểu khách hàng. Các công ty Trung Quốc cũng mắc lỗi tương tự khi bành trướng ra thị trường nước ngoài. Chẳng hạn như hãng smartphone OnePlus với khá nhiều dòng hot trong tay nhưng lại chọn cách phân phối sản phẩm truyền tay – phải được một người bạn mời vào mới được mua. Chiến lược này đã khá thành công tại Trung Quốc – chính xác là cách Xiaomi đã khởi đầu – nhưng người phương Tây lại rất ghét. Họ muốn tự mình mua máy bất cứ khi nào cần. Đến phiên bản OnePlus 3 hãng này mới phá bỏ lối bán hàng truyền thống và những phản ứng từ thị trường đã khả quan lên ngay lập tức.
Một ví dụ khác là bộ phần mềm bảo mật miễn phí của công ty Qihoo 360. Được thành lập từ vài năm trước nhưng thực sự ở nước ngoài chẳng ai biết đến nó. Một phần vấn đề là ở chỗ bất cứ ai không ở Trung Quốc mà nghe đến Qihoo 360 cũng đều biết đây là một sản phẩm Trung Quốc nhưng các sản phẩm bảo mật của Trung Quốc xưa nay vẫn được người tiêu dùng các nước khác coi là kém chất lượng và không đáng tin. Nếu Qihoo hiểu điều này thì có lẽ đã phải đi làm lại thương hiệu cho sản phẩm của mình rồi.
Bài học ở đây là gì? Hãy hiểu khách hàng ở thị trường mục tiêu bạn nhắm đến, cả về nhu cầu lẫn cách họ nhìn nhận về sản phẩm của bạn.
2. Vận hành, sản phẩm kém chất lượng
Video tuyên truyền trên thực sự gói vào nó một bản rap thảm họa. Trong khi phần lời được viết cẩu thả, không ăn nhập với giai điệu, rapper cũng hay hát lệch nhịp và thiếu lọt tai. Khâu sản xuất cũng khá ẩu khi không buồn mix lại cho mượt tai. Tuyên truyền chưa bao giờ có thể trở thành cảm hứng cho những ca khúc tuyệt vời, ngay cả đoạn “This is China” cũng được cất lên một cách hết sức nửa vời.
WeChat phiên bản quốc tế rất đơn sơ với rất nhiều tính năng bị lược bỏ
Ứng chiếu điều này với cách các công ty Trung Quốc bành trướng ra nước ngoài, chúng ta sẽ thấy khá nhiều điểm tương đồng. Ví dụ điển hình là WeChat với phiên bản quốc tế kém hẳn phiên bản nội địa. Tại Trung Quốc, bạn có thẻ dùng WeChat vào bất cứ việc gì từ gọi taxi cho đến thanh toán tiền mua hàng. Bạn thậm chí có thể sử dụng nó để đặt câu hỏi cho người nổi tiếng và nghe họ phản hồi. Thế nhưng phiên bản quốc tế của WeChat lại không có bất cứ tính năng nào trong số này. Và khi mà chất lượng bản quốc tế kém chất lượng bản địa nhiều như vậy thì cũng không lạ gì khi kết quả của nó không thể so được với thị trường đại lục.
Bài học ở đây là gì? Bạn không thể tung phiên bản MVP (Minimum Viable Product – bản tối giản nhất có thể của sản phẩm) sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài nếu thực sự muốn nó được đón nhận.
3. Không thèm quảng bá hoặc quảng bá sai lầm
Tuyên truyền chỉ thực sự hiệu quả khi mọi người thực sự có thể tiếp nhận nó, và đây lại chính là khía cạnh thất bại khác của video trên. Nó thậm chí còn không được upload một cách chính thức lên Youtube và chỉ được mọi người biết đến khi trang tin Shanghaiist ‘đào mộ’ lên. Để những chiến dịch quảng bá như thế này đạt hiệu quả, chúng cần phải được phủ sóng trên các kênh mà đối tượng mục tiêu tiếp xúc chứ không thể cứ tung nó lên một trang bất kỳ rồi trông chờ mọi người nhảy vào xem.
Nhiều năm sau khi ra mắt, Qihoo 360 Security vẫn chẳng được mấy ai biết đến
Thật buồn là các công ty Trung Quốc lại mắc phải lỗi cơ bản này liên tục. Khi Xiaomi lần đầu ra mắt cửa hàng online tại Mỹ, chỉ những người làm trong ngành công nghệ mới may ra biết đến, và khoảng vài năm sau, người Mỹ vẫn không có vẻ gì là biết về sự tồn tại của nó. Phần mềm miễn phí của Qihoo cũng đã được tồn tại phập phù trên thị trường vài năm nay nhưng chưa khi nào được quảng bá rầm rộ hay được người dùng phương Tây biết đến.
Không quảng bá sản phẩm đã là một cái tội, quảng bá sai cũng lại là một cái tội khác của các công ty Trung Quốc. Quay lại với WeChat, mặc dù Tencent đã chi một khoản khổng lồ để mời siêu sao bóng đá Lionel Messi, chiến dịch quảng cáo vẫn không hiệu quả bởi Messi có thể là một gương mặt nổi tiếng toàn cầu nhưng lại không hề có một nét tính cách đại diện nổi bật nào, theo chính như lời của Maradona. Chọn Messi làm người phát ngôn đại diện có thể khiến WeChat tự gắn mình với bóng đá trong khi hãng đang muốn quảng bá chính mình với đối tượng người dùng thuộc mọi tầng lớp, nhóm dân. Việc chọn Messi không hề mang lại chút hiệu ứng nào cho hầu hết các nhóm người dùng, hay nói đúng hơn là quảng bá rầm rộ mà chẳng hướng đến ai.
Bài học ở đây là gì? Hãy chọn một nhóm đối tượng tiềm năng cho sản phẩm cho sản phẩm của bạn rồi đánh mạnh vào các kênh họ thường tiếp xúc.
Kết
Khi các công ty công nghệ thực sự muốn bành trướng sản phẩm của mình ra nước ngoài, những điều phải làm chắc chắn bao gồm việc dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, khách hàng mục tiêu và tùy biến sản phẩm cũng như các chiến lược marketing theo hướng bản địa hóa phù hợp.
Tham khảo Tech In Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời