Doanh số smartphone ở Ấn Độ của Xiaomi có thể vượt mặt Samsung, nhưng lượng người dùng thì còn kém rất xa
Không chỉ Xiaomi mà cả những cái tên khác đến từ Trung Quốc như Vivo hay Oppo cũng vậy.
Theo dữ liệu của Cyber Media Research – một công ty phân tích thị trường điện thoại, "Apple của Trung Quốc" – Xiaomi vẫn còn thua kém Samsung rất nhiều về số lượng người dùng, dẫu cho họ đã vượt mà gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi về mặt lượng máy xuất xưởng.
Tính tới thời điểm cuối tháng 3, Samsung vẫn thống trị thị trường Ấn Độ với số người dùng chiếm tới 30,8%, trong khi đó những cái tên đến Trung Quốc như Xiaomi, Vivo hay Oppo, mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công trong hai quý vừa qua với doanh số smartphone bán ra vô cùng ấn tượng, nhưng khoảng cách giữa họ và ông lớn Hàn Quốc kia vẫn còn rất xa với thị phần lần lượt là 8,53%, 5,63% và 5,02%. Micromax là thương hiệu Ấn Độ duy nhất vẫn nằm trong top 5 hãng điện thoại bán chạy nhất với 8,63%, theo báo cáo của CMR.
Trong một nghiên cứu khác của CMR, chỉ 7 bang của Ấn Độ có thị phần smartphone lớn hơn 50%. Với lượng máy đang được sử dụng hằng ngày là 415 triệu chiếc, smartphone chỉ nắm trong tay 45,7% thị phần, đồng thời feature phone vẫn tỏ ra phổ biến hơn hẳn, ít nhất là về số lượng người dùng.
Kerala là bang mà smartphone có ưu thế hơn hẳn với 64,7% điện thoại là "dế" thông minh, còn Assam là thấp nhất với chỉ 26,8%. Một số bang khác cũng nổi bật về lượng người sở hữu smartphone là Delhi (54.3%), Gujarat (58.3%), Himachal Pradesh (53.6%), Maharashtra (55.4%), Punjab (57.4%) và Tamil Nadu (53.8%).
Theo nghiên cứu, ở các bang như Assam, Madhya Pradesh, Bihar, Chhattisgarh hay West Bengal thì 3 người dùng điện thoại mới có 1 người dùng smartphone.
Theo Economictimes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"