Đổi gió với bộ ảnh chụp hồng ngoại: như lạc vào thế giới khác
Quá chán ngán với kiểu ảnh phong cảnh bình thường, Mark Andre đã sáng tạo ra hướng chụp khác để không phải đi theo lối mòn.
Thủ đô Washington DC là một trong những địa danh được "lên ảnh" nhiều nhất nước Mỹ, với hơn 20 triệu lượt khách tham quan từ năm 2014. Chán ngán với cảnh quá nhiều khách tham quan lẫn các tay máy cứ cho ra những bức ảnh gần giống nhau về địa danh này, nhiếp ảnh gia Mark Andre đã sáng tạo theo một hướng khác để không phải đi theo lối mòn. Theo đó, anh quyết định chụp theo kỹ thuật hồng ngoại và bỏ ra một năm qua để theo đuổi dự án này.
Được biết, chụp hồng ngoại (IR) gần như là "chụp đêm giữa ban ngày". Trước đây, các nhiếp ảnh gia thường phải dùng các loại phim IR chuyên dụng (cả màu lẫn đen trắng) như Kodak Ektachrome để có thể chụp được thể loại này. Kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại chỉ đơn giản là lưu lại các dải màu hồng ngoại, rồi sử dụng Photoshop (hoặc bất kỳ chương trình chỉnh hình nào khác) để đảo ngược màu sắc của 2 kênh màu xanh dương (blue) và đỏ (red), để tạo ra một tấm ảnh có màu sắc không trung thực, mà lại thu hút và tạo ấn tượng mạnh đến người xem.
"Bằng cách ghi lại ánh sáng mà mắt người thường không nhìn thấy được, mọi thứ xuất hiện trong bức ảnh trở nên hoàn toàn khác biệt", Andre cho biết. "Những mảnh kính thì lại biến thành màu đen, lá cây thì lại có màu trắng toát, con người trong ảnh cũng rất dị và mọi thứ như thể đang chụp ở một thế giới khác".
Bạn đọc có thể chiêm ngưỡng thêm các tác phẩm của Mark Andre trên trang web và blog cá nhân.
Tham khảo: Petapixel.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI