Đối tác của Samsung và Apple có kế hoạch đầu tư gần 7.300 tỷ vào Việt Nam, đây là địa điểm được chọn lựa
Doanh nghiệp này là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất Trung Quốc, đối tác của Samsung và Apple.
- 'Khôn' như Google, Microsoft: Mang tiếng đầu tư hàng tỷ USD cho các startup về AI nhưng bắt họ sử dụng dịch vụ đám mây, qua đó thu tiền về
- Thiết bị thông minh giá rẻ đáng để đầu tư: bấm một nút, gọi được nhiều phòng, có cả kết nối video
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao giải “Sản phẩm công nghệ kiến tạo xu hướng” tại Better Choice Awards
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao giải Top 10 Thương hiệu bền vững nhờ Đổi mới sáng tạo tại Better Choice Awards
- Bitcoin trở lại đỉnh 18 tháng: Hé lộ những bức ảnh "hiếm" về cuộc sống xa hoa của tội đồ Sam Bankman-Fried, kẻ khiến vô vàn nhà đầu tư lao đao
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ đã có buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn BOE Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tập đoàn BOE đã thành lập, hoàn thành và đang hoạt động nhà máy đầu tiên ở Việt Nam tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch II, tỉnh Đồng Nai vào tháng 11/2019 với sản phẩm tivi; màn hình; bảng giá điện tử ESL và bo mạch SMT. Với mục tiêu nhằm mở rộng thị trường sản xuất và đa dạng sản phẩm, Tập đoàn BOE thành lập dự án đầu tư thứ hai tại Việt Nam được thực hiện tại KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại buổi làm việc, đại diện Tập đoàn BOE thông tin về Dự án thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam Giai đoạn II của Công ty TNHH Công nghệ điện tử nghe nhìn BOE Bắc Kinh thuộc Tập đoàn BOE dự kiến triển khai tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 286.719,72m2, trong đó, giai đoạn 1 khoảng 154.296,42m2; giai đoạn 2 khoảng 132.423,3m2.
Mục tiêu của dự án là lắp ráp và sản xuất màn hình cho máy vi tính (MNT) 7.000.000 chiếc/năm; lắp ráp và sản xuất tivi 3.000.000 chiếc/năm; sản xuất bảng giá điện tử (ESL) 40.000.000 chiếc/năm; sản xuất Mô-đun bảng giá điện tử (ESL) 20.000.000 chiếc/năm; sản xuất cấu kiện nhựa 20.000.000 chiếc/năm; sản xuất bo mạch SMT 44.750.000 chiếc/năm...
Dự án dự kiến hoàn thành, đưa vào hoạt động năm 2026, với nhu cầu lao động trong nước khoảng 3.300 đến 3.500 lao động và 35 đến 40 lao động nước ngoài.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ hoan nghênh Tập đoàn BOE đã quan tâm, lựa chọn KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm đến đầu tư. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Tỉnh sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nhà đầu thực hiện các thủ tục liên quan nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Song song đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.
BOE Technology Group thành lập năm 1993, là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất Trung Quốc. Công ty có các nhà máy ở Bắc Kinh, Hợp Phì, Trùng Khánh và các thành phố khác. Nó cũng sở hữu các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Mỹ và Nhật Bản.
BOE chủ yếu sản xuất tấm nền LCD cho TV màn hình phẳng, màn hình lớn và điện thoại thông minh. Thị phần của công ty tại phân khúc màn hình LCD cho điện thoại thông minh và máy tính bảng lớn nhất thế giới.
Nhà sản xuất màn hình Trung Quốc – BOE Technology Group Co Ltd hiện là nhà cung cấp của cả Apple và Samsung Electronics. BOE bắt đầu sản xuất màn hình cho iPhone 12 vào năm 2020.
Theo hãng nghiên cứu Runto Technology, năm 2021, hãng phụ trách 10% tổng số màn hình OLED cho iPhone, xuất xưởng 16 triệu đơn vị cho Apple. Theo đánh giá của nhà phân tích Kuo Ming-chi tại TF International Securities, BOE sẽ trở thành hãng cung cấp màn hình lớn nhất cho các mẫu iPhone mới năm 2024.
Hồi đầu năm nay, thông tin về việc nhà sản xuất này dự định đầu tư tại Việt Nam đã rộ trên truyền thông. Tại thời điểm đó, nguồn tin của Reuters cho hay, khoản đầu tư có thể lên đến 400 triệu USD.
BOE có kế hoạch thuê tới 100 ha và sử dụng 20% để xây dựng một nhà máy sản xuất hệ thống điều khiển từ xa với chi phí 150 triệu USD. Phần còn lại của khoản đầu tư, 250 triệu USD sẽ dùng để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình trên 50 ha và các nhà cung cấp sẽ sử dụng 30 ha còn lại. Theo kế hoạch, công cuộc xây dựng nhà máy sẽ được thực hiện vào năm 2025.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Trên tay" Sora suốt một tuần, đây là điều YouTuber MKBHD thán phục nhất về công cụ AI của OpenAI
Cho dù vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng YouTuber này cũng nhận ra công dụng hữu ích nhất của công cụ AI này.
Đây rồi Xiaomi YU7: SUV điện với thiết kế giống Ferrari Purosangue, tốc độ tối đa 253Km/h