(NLĐO)- Tổng cục Hải quan cho biết đang nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách thuế để quản lý hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử
- Công ty mẹ Shopee đạt kỷ lục doanh thu quý cao chưa từng có, TMĐT dần trở thành cỗ máy chủ lực
- Gian hàng Shopee của VinFast có gì: Xe máy điện bán trăm chiếc, voucher mua sớm VF3 giảm đến cả triệu
- VinFast VF3 tràn lên cả Shopee, người mua liên tục khoe cọc trên mạng xã hội
- Các câu lạc bộ hàng đầu khu vực khởi tranh giành chức vô địch Asean Shopee Cup™
- Săn đồ công nghệ Ugreen giảm giá sốc trên sàn Shopee dịp sale 5/5: Toàn đồ chất lượng mà giá lại cực mềm
Ngày 21-5, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã họp báo về việc Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 (hội nghị).
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc hội nghị sẽ thảo luận những nội dung cụ thể nào về trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý hải quan đối với thương mại điện tử (TMĐT), bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết TMĐT phát triển nhanh chóng thời gian qua, đặt ra những thách thức nhất định trong quản lý hải quan với lĩnh vực này.
Theo bà Nga, tại hội nghị sắp tới, các nước trong khu vực sẽ tập trung chia sẻ các kinh nghiệm về quản lý hải quan đối với TMĐT, tiếp cận theo hướng quản lý như thế nào để phù hợp với sự phát triển của lĩnh vực đang bùng nổ này.
"Chúng tôi cũng sẽ đề xuất các nước đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý hải quan đối với thương mại điện tử"- bà Nguyễn Thị Việt Nga nói.
Phóng viên Báo Người Lao Động cũng đặt câu hỏi về việc quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qua TMĐT, khi thời gian qua có một số ý kiến đề xuất thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ qua TMĐT.
Trả lời nội dung này, đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết đây là nội dung Chính phủ rất quan tâm, đã và đang chỉ đạo Tổng cục Hải quan nghiên cứu, đánh giá để hoàn thiện chính sách thuế, đảm bảo mục tiêu phát triển TMĐT nhưng không làm thất thu ngân sách.
Theo đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, theo quy định hiện hành, hàng nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu và miễn thuế GTGT. "Vừa qua, có nhiều ý kiến đề xuất nâng mức giá trị hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu lên"- đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu cho hay.
Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định, qua đó đề xuất miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá hải quan theo từng đơn hàng từ 2 triệu đồng trở xuống, đồng thời phải nộp thuế GTGT.
Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết hiện Chính phủ đang yêu cầu các bộ ngành liên quan phối hợp đánh giá tác động, nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong khu vực về việc thu thuế GTGT đối với các đơn hàng có giá trị từ 2 triệu trở xuống khi nhập khẩu qua TMĐT.
Tại hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu cho biết sẽ thảo luận với hải quan các nước thành viên về chính sách thuế với hàng hóa nhập khẩu qua TMĐT, qua đó báo cáo Chính phủ để ban hành quy định phù hợp nhất.
"TMĐT hiện đang rất phát triển, chúng tôi đang cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách thuế. Với một lĩnh vực phát triển như vậy, nếu chúng ta không nghiên cứu, thu thập kinh nghiệm của các nước để ứng xử, sẽ gây thất thu thuế"- đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu cho hay.
Trước đó, tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế GTGT (sửa đổi), ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng Chính phủ nên cân nhắc bỏ quy định miễn thuế GTGT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ, nhất là qua kênh TMĐT xuyên biên giới.
Theo ông Mạnh, hiện nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ để bảo vệ nguồn thu, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Trước đây lượng hàng có giá trị nhỏ nhập khẩu không nhiều nên tác động không đáng kể tới số thu thuế. Tuy nhiên theo ông Lê Quang Mạnh, sự bùng nổ của TMĐT xuyên biên giới, xu hướng tiêu dùng ở nhiều nước cho thấy, lượng giao dịch này đã tăng gấp nhiều lần thời gian qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách dẫn số liệu của Tổng công ty cổ phần Bưu chính viễn thông (VNPT) cho thấy tại tháng 3-2023, trung bình mỗi ngày có 4-5 triệu đơn hàng được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Trong đó, giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ 100.000-300.000 đồng. Bình quân mỗi ngày giá trị hàng luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiktok... khoảng 45 - 63 triệu USD và một tháng là 1,3 - 1,9 tỉ USD.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Thị Việt Nga cho biết Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 sẽ diễn ra từ ngày 4-6 đến 6-6, tại TP Phú Quốc, Kiên Giang. Đây là lần thứ ba Tổng cục Hải quan đăng cai tổ chức, hai lần trước đó lần lượt vào các năm 1995 và 2014.
Hội nghị dự kiến thảo luận 12 nội dung thuộc chương trình nghị sự, trong đó, tập trung vào một số nội dung ưu tiên là: Trao đổi chứng từ điện tử qua Một cửa ASEAN; triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS); lộ trình triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?