Đồng sáng lập Google và ước mơ bay trên khinh khí cầu

    Nam Le,  

    Nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin được cho là đang phát triển dự án phi thuyền bay của riêng mình tại một nhà kho khổng lồ tại Silicon Valley.

    Theo lời kể của 4 người trong dự án, Sergey Brin hiện đang bí mật nghiên cứu một phi thuyền khổng lồ, được đặt tại nhà kho số 2 của Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA. Brin từ chối đưa ra bất kì phát biểu nào liên quan đến vấn đề này. Ngay cả những người thuộc đội ngũ phát triển của dự án cũng không rõ chiếc phi thuyền trên là một ý tưởng kinh doanh hay chỉ là một sở thích của tỷ phú đồng sáng lập Google.

    Các thành viên của dự án chia sẻ rằng Brin cảm thấy rất hứng thú với các loại phi thuyền. Sở thích của tỷ phú này bắt đầu từ khi ông đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Ames vốn được đặt ngay cạnh trụ sở chính của Alphabet, tập đoàn mẹ của Google, tại Moutain View, California. Trong những năm 1930, Ames chính là nhà của USS Macon, một phi thuyền có kích thước cực lớn được xây dựng bởi Hải Quân Hoa kỳ. Vào khoảng 3 năm trước, Brin quyết định xây dựng phi thuyền của riêng mình, lấy cảm hứng từ những bức ảnh của tàu USS Macon.

     Phi thuyền USS Macon tiến vào nhà kho Số Một tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA vào năm 1934.

    Phi thuyền USS Macon tiến vào nhà kho Số Một tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA vào năm 1934.

    Vào 2015, đội ngũ Planetary Ventures được phép biến các nhà kho tại Ames thành các phòng thí nghiệm và phát triển công nghệ của Google. Phi thuyền của Brim, mặc dù không phải dự án của Alphabet, đã có sẵn một vị trí tại đây. Tại thời điểm đó, các kĩ sư đã dựng xong bộ khung làm bằng kim loại của chiếc phi thuyền,. Với kích thước khổng lồ, bộ khung này chiếm phần lớn thể tích của nhà kho.

    Alan Weston, giám đốc cũ của các dự án tại NASA Ames, chính là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong dự án của Brin. Với sơ yếu lí lịch khá đặc biệt, Weston là người phù hợp nhất cho công việc này.

     Sergey Brin, người đã trao trọng trách phát triển dự án phi thuyền của mình cho Alan Weston

    Sergey Brin, người đã trao trọng trách phát triển dự án phi thuyền của mình cho Alan Weston

    Cả bố và mẹ của Weston đều là người Úc, ông sống một vài năm tại Thổ Nhĩ Kì rồi theo học tại đại học Oxford. Tại đây, Weston trở thành hội viên của Dangerous Sports Club, một câu lạc bộ dành cho những người thích trò chơi mạo hiểm. Tại đây, Weston thực hiện một trong những cú nhảy bungee đầu tiên trên thế giới khỏi Cầu Cổng Vàng tại California. Ông cũng chinh phục ngọn núi Kilimanjaro tại Châu Phi và còn leo xuống bằng cách… nhảy dù lượn.

    Sau những năm tuổi trẻ, Weston gia nhập Không Quân và trở thành kĩ sư cho dự án Strategic Defense Initiative của chính phủ Mĩ. Ông chính là người chỉ đạo các bài kiểm tra cho các tên lửa không-đối-không Star Wars, hệ thống vũ khí phòng vệ đối đầu với các tên lửa đến từ phía Nga.

    Sau đó, ông làm việc cho NASA trong rất nhiều các dự án. Một trong số các dự án đó chính là phi thuyền chuyên chở hàng hóa có tải trọng lên tới 500 tấn.

    “Công nghệ phi thuyền tiên tiến có khả năng chi phí vận chuyển theo cân nặng/quãng đường một cách đáng kể. Điều này phụ thuộc vào kích cỡ của phi thuyền. Một phi thuyền lớn sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, một lớp phi thuyền với thiết kế đặc biệt có tải trọng lên tới 500 tấn và đem lại hiệu quả về nhiên liệu tốt hơn cả xe tải.” - Alan Weston chia sẻ trong một bài phỏng vấn

    Weston tiếp tục mô tả cách mà phi thuyền này hoạt động. Thay vì được bơm toàn bộ khí helium, các khoang helium sẽ được đặt ở giữa với áp suất cao, bao bọc bởi các khoang khí ở xung quanh. Tải trọng của phi thuyền sẽ được quyết định bởi khối lượng khí được thu vào ở các khoang bên. Nhờ cơ chế hoạt động này, các phi thuyền sẽ có tải trọng lớn tới 500 tấn mà không cần quả nặng để cân bằng khi hoạt động.

    Có không ít các công ty đang cố gắng phát triển và xây dựng loại phi thuyền này trong vài năm vừa qua. Silicon Valley hiện đang là “mảnh đất của những điều kì diệu” khi là nơi các phát minh mới được phát triển và thử nghiệm như phi thuyền của Brim hay xe ô tô bay của Larry Page cho đến các loại tên lửa mini có thể tái sử dụng.

    Dự án của Sergey Brin hoạt động độc lập so với Calcifer, một thử nghiệm được tiến hành và đã được tạm ngừng bởi phòng nghiên cứu khoa học Google X vào năm 2014.

    Video clip xe bay chạy bằng điện của Kitty Hawks

    Larry Page, hiện đang là CEO của tập đoàn Alphabet và người sáng lập ra Google cùng Brin đã kín tiếng đầu tư vào hai startup nghiên cứu ô tô bay mang tên Kitty Hawks và Zee.Aero, cả hai đều không thuộc Alphabet. Mới gần đây, Page đã cho ra mắt thành quả của một trong hai khoản đầu tư của mình. Chiếc ô tô bay chạy bằng điện của Kitty Hawks vừa được lộ diện thông qua một video được đăng tải vào thứ Hai vừa qua.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ