Đồng sáng lập Siri: Apple đang yêu cầu trợ lý ảo của mình làm quá nhiều thứ cho quá nhiều người
"Apple đang cố đạt đến mức độ hoàn hảo mà họ không thể vươn tới được".
Khi Siri ra mắt trên iPhone 4 vào ngày 14/10/2011, nó mang lại cho Apple một bước nhảy vọt trong cuộc đua trợ lý ảo. Và trong khi Apple vẫn còn đang cải thiện Siri trong bảy năm tiếp theo thì Alexa của Amazon và Google Assistant của Google lại được coi là hai trợ lý ảo hàng đầu hiện tại. Vì thế, chính đồng sáng lập Siri Norman Winarsky vẫn cho rằng vấn đề là ở đây là Apple đang yêu cầu Siri làm quá nhiều thứ cho quá nhiều người.
Theo Winarsky, trước khi được Apple mua lại vào ngày 8/4/2010, hãng của ông muốn biến Siri thành một trợ lý ảo, quản gia cho du lịch và giải trí. Khi đã đạt được sự hoàn hảo trong lĩnh vực đó, Siri mới được mở rộng khả năng sang những lĩnh vực khác.
Nhưng Apple đã có kế hoạch khác. Siri hiện đang được thiết kế để giúp người dùng iOS trên tất cả các khía cạnh trong cộc sống của họ như thiết lập báo thức, hẹn giờ, xem thông tin thời tiết và trả lời nhiều loại câu hỏi khác... Và trong khi Siri vẫn đang vật lộn với những điều ấy thì Alexa và Google Assistant lại có thể xử lý nhiều yêu cầu hơn so với những gì Siri làm được.
"Đây là những vấn đề khó khăn và khi bạn là một công ty có hàng tỷ khách hàng thì những vấn đề ấy càng trở nên khó khăn hơn. Apple đang cố đạt đến mức độ hoàn hảo mà họ không thể vươn tới được", Norman Winarsky, đồng sáng lập Siri, tuyên bố.
Có vẻ như đồng sáng lập của Siri đang muốn nói rằng Apple đã biến Siri trở thành một kẻ biết tuốt nhưng lại chẳng xuất sắc trong bất cứ lĩnh vực nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android