Xu hướng AI trở thành tất yếu mà ngay cả những công việc mang tính sáng tạo như nhà soạn nhạc vẫn có thể bị thay thế.
Adam Cheyer có một bản lý lịch thật đáng ngưỡng mộ mà ngay cả tiêu chuẩn khắt khe của Silicon Valley cũng chẳng phải vấn đề. Ông là nhà đồng sáng lập Siri, trợ lý ảo được Apple mua lại để trang bị cho iPhone và là người tạo ra trang Change.Org, diễn đàn cho phép mọi người phát động một chiến dịch hành động xã hội. Hiện tại, Cheyer đang làm việc với Samsung trong tư cách đồng sáng lập Viv với sứ mệnh tạo ra thế hệ trợ lý giọng nói thông minh mới.
Adam Cheyer tin tưởng "nghề gõ đầu trẻ" sẽ "trường tồn" dù công nghệ AI đang càn quét thế giới
Ông thừa nhận AI sẽ trở thành thế lực trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian tới. Nếu quá trình này xảy ra nhanh, một bộ phận của xã hội có thể trở nên dư thừa trong nền kinh tế mới.
“Liệu có thể 30% số người sẽ bị thay thế đột ngột trong thời gian ngắn và điều đó có nghĩa gì?”, Cheyer đặt câu hỏi trong Hội nghị Các nhà Phát triển Samsung tại San Francisco.
“Công nghệ sẽ tự động hóa các công việc của con người? Chắc chắn vậy. Nó luôn có thể xảy ra. Có nhiều, rất nhiều trường hợp. Nhìn chung, nó là tốt.”
Theo Cheyer, xu hướng thế chỗ việc làm của máy móc là không thể tránh khỏi. Nhưng tùy thuộc vào tốc độ tự động hóa mà một số ngành nghề, khu vực sẽ cảm thấy “sốc” vì giống như mình bị gạt ra ngoài rìa của xã hội vậy.
“Sự thay đổi có thể xảy ra nhanh chóng với tốc độ đáng kinh ngạc. Với tôi, câu hỏi nằm ở mức độ biến đổi ra sao. Liệu nó có đang xảy ra? Bạn có lo lắng về điều sắp xảy ra? Chắc là không”.
Ngành công nghiệp sáng tạo không thoát khỏi xu hướng tự động hóa
Cheyer cũng chia sẻ tại hội nghị rằng, nhiều người tin ngành công nghiệp sáng tạo sẽ đứng ngoài xu hướng mất việc vào tay robot là sai lầm.
“Bạn nghĩ máy tính không thể sáng tác âm nhạc hay nghệ thuật ư. Thực tế thì, đó là do bạn không để ý đấy thôi. Có khá nhiều ví dụ điển hình (về những tác phẩm do máy tính tạo ra)”, ông nói.
Ông lấy ví dụ về Emily Howell, cỗ máy soạn nhạc cổ điển. “Tôi không phải nghệ sĩ, nhưng tôi thấy (những bản nhạc) thật hay và mới lạ, và chúng được tạo ra bởi máy móc… Tôi không thấy sự khác biệt nào. Và trong nghệ thuật, cũng có nhiều ví dụ tương tự”.
Vẫn có những phản ứng mang tính “kỳ thị” đối với các tác phẩm do robot tạo ra. Nhưng giới chuyên gia về AI đặt câu hỏi liệu thành kiến đó có còn nếu việc công bố không cho biết đó là do con người sáng tác hay của máy móc.
Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà Cheyer ủng hộ mạnh mẽ phải có sự hiện diện của con người. Đó là công tác giảng dạy. “Khi nhắc tới giáo dục, tôi là người theo quan điểm truyền thống. Tôi có chút hoài nghi (về tính hiệu quả khi giảng dạy) về những chiếc iPad sáng bóng hay chơi game đồ họa mới nhất”, ông nói.
“Bạn học được khi có động lực. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc học là có giáo viên truyền cảm hứng. Bạn nhìn vào mắt họ để được thắp sáng (cảm hứng) và nhờ thế bạn tiếp thu kiến thức. Tất cả những công nghệ thông minh hay đẹp mắt đều chẳng yếu tố cốt lõi sẽ giúp bạn”.
Năm ngoái, Samsung đã mua lại startup Viv về nền tảng trí thông minh nhân tạo của Cheyer. Công nghệ này sẽ được tích hợp vào phiên bản trợ lý giọng nói Bixby 2.0.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?