Có cùng tên với sông Hồng của Việt Nam nhưng con sông này nằm ở một quốc gia cách nửa vòng Trái Đất.
Ở khu vực thung lũng gần thành phố Cusco, nước Cộng hòa Peru (một quốc gia ở phía Tây Nam Mỹ, đối diện với Thái Bình Dương), có một con sông nổi tiếng khắp thế giới mang tên Red River.
Nó không nổi tiếng về độ lớn, rộng hay dài mà bởi màu nước đỏ ngầu mỗi khi mùa mưa đến. Có lẽ vì lẽ đó mà người ta đặt cho con sông này cái tên Red River. Còn người dân địa phương thì gọi nó là Palquella Pucamayu.
Nước sông chuyển màu đỏ vào mỗi mùa mưa.
Năm 2022, con sông này bỗng trở thành một "hiện tượng" gây sốt trên mạng xã hội khi xuất hiện trong một video TikTok thu hút hàng triệu lượt xem. Ở phần bình luận, người dùng TikTok tỏ ra vô cùng kinh ngạc, nhận xét rằng màu nước trông giống như "máu", có người còn liên tưởng đến rượu vang đang chảy.
Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng kỳ lạ này?
Sông Hồng của Peru hình thành do nước mưa chảy từ thung lũng Núi Cầu vồng Palcoyo. Màu nước là kết quả của sa thạch đỏ chứa đầy oxit sắt. Loại đá trầm tích giàu khoáng chất này bị rửa trôi khỏi các sườn đồi khi trời mưa và khiến nước có màu đỏ hoặc hồng đậm (tông màu chính xác phụ thuộc vào lượng nước mưa).
Mẹ thiên nhiên đã "trải thảm đỏ" tạo ra tuyệt tác kỳ vĩ.
Nhà điều hành tour du lịch địa phương Kallpa Travel tiết lộ, mùa mưa của Peru, từ tháng 11 đến tháng 4, là thời điểm tốt nhất để ghé thăm con sông này vì đây là thời điểm màu nước sông chuyển thành đỏ. Còn vào mùa khô, nước sông lại trở về màu nâu đục như hầu hết các con sông khác.
Nước sông chỉ có màu đỏ trong đoạn khoảng 5km từ đầu nguồn gần thung lũng Núi Cầu vồng Palcoyo. Càng về sau, nước sông hòa cùng các dòng suối và nhánh sông nhỏ khác, trở nên loãng hơn và mất đi màu sắc rực rỡ.
Trên trang web của mình, công ty du lịch AB Expeditions giải thích: "Nhiều nhánh nhỏ này cuối cùng chảy vào sông Vilcamayo, băng qua Thung lũng thiêng Cusco và đi qua thành cổ nổi tiếng Machu Picchu.
Tiến xa hơn, con sông này được gọi là Urubamba trước khi đi qua giữa hẻm núi Pongo de Mainique khét tiếng khi nó luồn lách vào rừng rậm và cuối cùng đổ ra sông Amazon hùng vĩ".
Trang web du lịch Cusco Native tiết lộ, người dân địa phương gọi là Palquella Pucamayu. Cái tên này bắt nguồn từ Quechua, ngôn ngữ chính của Đế chế Inca và là ngôn ngữ chính thức ở Peru. Từ "Palquella" có nghĩa là "nhánh nhỏ", trong khi từ "Pucamayu" có nghĩa là "sông màu hồng".
Rất nhiều công ty lữ hành đưa du khách đến dòng sông - nằm cách thành phố Cusco khoảng 3 giờ về phía Đông Nam - như một phần của chuyến đi trong ngày đến thăm Núi Cầu vồng Vinicunca gần đó.
Ngoài ra, du khách độc lập có thể di chuyển bằng xe buýt và sau đó bằng taxi về phía bờ sông.
Thực tế, đây không phải địa danh duy nhất trên thế giới có dòng nước màu hồng. Một ví dụ nổi tiếng là hồ Natron ở Tanzania, nơi có màu đỏ ruby là do vi khuẩn trong nước.
Thác Máu, một thác nước màu đỏ kỳ lạ được phát hiện ở vùng thung lũng khô McMurdo, Nam Cực vào năm 1911.
Một ngọn thác mang tên Thác Máu (Blood Falls), có dòng nước màu đỏ kỳ lạ được phát hiện ở vùng thung lũng khô McMurdo, Nam Cực vào năm 1911.
Hồ Hillier khiến nhiều người thích thú vì màu hồng đặc trưng của nó.
Trên hòn đảo Middle - hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Recherche, vùng Goldfields-Esperance, ngoài khơi bờ biển phía Nam của bang Tây Úc có một hồ nước màu hồng tĩnh lặng tuyệt đẹp. Đó chính là hồ Hillier.
Màu hồng của nước tạo ra một khung cảnh ảo diệu như đến từ thế giới khác.
Tại một ngôi làng đánh cá nhỏ có tên là Las Coloradas, nằm ở phía bờ đông của Bán đảo Yucatán (Mexico) có một đầm phá nổi tiếng với làn nước màu hồng tươi tự nhiên, thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Nguồn: Daily Mail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"