May mắn thay họ không thực hiện tới cùng dự án ném bom Mặt Trăng đầy rủi ro, thay vào đó họ làm nên lịch sử nhân loại.
- Nghiên cứu gây tranh cãi: viên đá cổ nhất Trái Đất đã được lấy về từ Mặt Trăng
- Tại sao rất khó để quay trở lại Mặt Trăng?
- Cận cảnh quá trình hạ cánh và bức ảnh panorama đầu tiên về Mặt Trăng do tàu thăm dò Hằng Nga 4 gửi về Trái Đất
- Hạt giống đầu tiên nảy mầm trên Mặt trăng của Trung Quốc đã chết
- Lần đầu tiên trong lịch sử, hạt giống Trung Quốc trồng trên Mặt trăng đã nảy mầm
Chiến tranh Lạnh căng thẳng tột cùng, Đồng hồ Tận thế - Doomsday Clock, biểu tượng chết chóc cho thảm họa nhân tạo toàn cầu gần chạm mốc 12 giờ đêm. Hai thế lực mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, hai đầu của cán cân quyền lực toàn cầu làm mọi cách để vượt lên trên đối thủ ở hai khía cạnh chính: sở hữu vũ khí nguyên tử và chiến thắng trong cuộc đua lên Vũ trụ.
Sau khi người Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, Sputnik 1 vào năm 1957, Mỹ tụt xuống vị trí của kẻ thất bại. Để tránh điều tiếng, Mỹ thực hiện một loạt bước đi vừa quan trọng, lại vừa nực cười: họ phóng lên vệ tinh của mình là Explorer 1; để rồi thành lập một đội ngũ các nhà khoa học sáng giá nhất – trong đó có Carl Sagan thời còn trẻ, tìm cách cho nổ tung … Mặt Trăng.
Ngước lên trời là thấy ngay Mỹ đã không thông qua kế hoạch "thổi bay Mặt Trăng". Thế nhưng mọi bước chuẩn bị Dự án A119 kỳ lạ đúng như mục tiêu của nó.
Năm 1949, Quỹ Nghiên cứu Phòng vệ bắt đầu tìm hiểu hiệu ứng của các vụ nổ hạt nhân lên môi trường. Tại thời điểm này, Mỹ đã thử nghiệm bom hạt nhân suốt 4 năm, có người cho rằng việc nghiên cứu đã hơi muộn. Tới năm 1957, Edward Teller, cha đẻ của bom hydro (bom nhiệt hạch, thế hệ thứ hai của vũ khí nguyên tử) lên kế hoạch cho nổ ít nhất một quả bom trên Mặt Trăng hoặc gần không phận của nó, nhằm thử nghiệm hiệu ứng của bom nguyên tử lên bề mặt Mặt Trăng.
Ý tưởng không mấy sáng suốt nhận được rất nhiều … lời đồng tình.
Edward Teller, cha đẻ của loại bom suýt nữa được ném lên Mặt Trăng.
Đến cuối năm 1957, những người ủng hộ dự án ném bom Mặt Trăng ngày một nhiều. Có hai lý do: một là nền tảng khoa học, hai là giới truyền thông đưa tin về việc nước Nga cũng định thực hiện một thử nghiệm tương tự.
Ngay trong năm 1958, một nhóm lớn các nhà khoa học được Không lực Hoa Kỳ triệu tập, tìm cách hiện thực hóa dự án điện rồ. Các nhà nghiên cứu tin vụ nổ trên bề mặt Mặt Trăng sẽ hoàn thành được hai mục đích:
- Họ có thể nghiên cứu được các mảnh vỡ bom bắn xuống Mặt Trăng sẽ có ảnh hưởng ra sao, hiện tượng fallout sẽ ảnh hưởng tới môi trường như thế nào.
- Một vụ nổ lớn trên không gian, sáng chói tới mức nhìn được từ mặt đất sẽ là màn khoa trương sức mạnh hoàn hảo.
Tổng cộng 10 nhà khoa học làm việc ngày đêm tại Viện Công nghệ Illinois, Chicago để biến dự án thành hiện thực. Đội ngũ được dẫn dắt bởi Leonard Reiffel, nhà vật lý học lỗi lạc, trong nhóm nghiên cứu có cái tên đáng chú ý khác là nhà vật lý học vũ trụ Carl Sagan, lúc đó Sagan mới 24 tuổi. Carl Sagan thực hiện phần lớn công việc toán học, chính ông tạo ra mô hình mô phỏng vụ nổ trên không gian. Tiến trình nghiên cứu thuận lợi, các nhà khoa học dự kiến thành công vào cuối năm 1959.
Leonard Reiffel.
Carl Sagan.
May mắn vô cùng là đến tháng Giêng năm 1959, Mỹ nghĩ lại về dự án quá nguy hiểm, tuyên bố chấm dứt việc ném bom Mặt Trăng. Họ vừa sợ công chúng lên án, vừa sợ quả bom sẽ bắn trượt Mặt Trăng để rồi rơi xuống một điểm không rõ trên Trái Đất. Họ chuyển hầu hết tài nguyên của dự án A119 và các công trình nghiên cứu sang một dự án mới: tìm cách đặt chân lên Mặt Trăng.
Dự án mới khó khăn hơn nhiều, mất 10 năm tiếp theo mới làm xong nhưng đem về cho nước Mỹ vị thế mới: họ đã chiến thắng cuộc đua Vũ trụ bằng một dấu chân trên Mặt Trăng.
Chẳng có gì tốt đẹp tới từ bom đạn cả, may mà người Mỹ đã tỉnh táo chút, không thực hiện tới cùng dự án A119 nghe thì oai nhưng vô cùng tai hại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"