Qua 11 tháng của năm 2015, lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với 99 dự án cấp mới và 77 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký 922,9 triệu USD.
Một dự án khu công nghiệp của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: Internet.
Theo nguồn tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2015, Việt Nam có 1.855 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 13,55 tỷ USD và 692 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 6,66 tỷ USD, tính chung trong 11 tháng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 20,22 tỷ USD.
Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Malaysia với 281 dự án cấp mới và 129 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư trong 11 tháng là 1,72 tỷ USD.
Lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 99 dự án cấp mới và 77 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký 922,9 triệu USD (chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực xây dựng có 8 dự án cấp mới và 1 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 355,9 triệu USD (chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư).
Các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức: 100% vốn nước ngoài với 233 dự án cấp mới và 115 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 1,3 tỷ USD chiếm 75,6% tổng vốn đầu tư; đứng thứ hai là hình thức hợp đồng BOT với 1 dự án nhưng số vốn là 343,65 triệu USD chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư; hình thức liên doanh với 46 dự án cấp mới và 13 dự án tăng vốn với số vốn là 74,84 triệu USD chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm số vốn ít nhất là 1,8 triệu USD chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư trong 11 tháng năm 2015.
Trong 11 tháng năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó, Quảng Ninh thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhiều nhất với tổng vốn đăng là 343,65 triệu USD (chiếm 20% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 169,8 triệu USD (chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư). TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn 146,4 triệu USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư)…
Còn lại là các địa phương khác, trong đó Vĩnh Phúc với dự án Khu công nghiệp Thăng Long do tập đoàn Sumitomo đầu tư với tổng vốn 70,1 triệu USD.
Bên cạnh các hoạt động đầu tư, trong 11 tháng qua, hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, hệ thống thông tin của Nhật Bản cũng đã sang Việt Nam để gặp gỡ các đối tác, nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, cung cấp nguồn nhân lực…
Mới đây nhất, trong tháng 11 có đoàn doanh nghiệp gồm 12 công ty của Hiệp hội Công nghiệp hệ thống thông tin khu vực Kansai (KISA), 15 doanh nghiệp CNTT đến từ Kansai, Osaka đã đến TP.HCM để gặp gỡ đối tác, tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực CNTT - truyền thông…
Theo ICT News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"