Dự án khí cầu phát Internet cho "toàn thế giới" của Google hoạt động ra sao?

    Yến Thanh,  

    Mới đây, Project Loon dự án dùng các khinh khí cầu phát sóng internet ở những nơi vùng sâu vùng xa của thế giới đã được tuyên bố có thể đi vào hoạt động.

    Phòng thí nghiệm bí mật Google X, nơi ra lò những sản phẩm mới lạ như xe hơi tự lái, Google Glass, sắp tới đây sẽ chính thức đưa vào hoạt động một thiết bị mới nữa có tên gọi là "Project Loon". Về cơ bản, đây là những quả cầu giống như các khinh khí cầu có tác dụng phát sóng internet ở những nơi vùng sâu vùng xa của thế giới.

    Theo đó, dự án "Project Loon" đã được Google triển khai từ cuối năm 2013, nhằm đưa Internet tới nhiều khu vực xa xôi của thế giới, hay việc Google dùng khinh khí cầu để phát WiFi trước đây. Google cho biết việc sử dụng khinh khí cầu là hợp lý bởi chúng có giá thành rẻ, dễ triển khai và có thể dễ dàng phát sóng WiFi tới những nơi có địa lí phức tạp.

    Theo tính toán, các khinh khí cầu của Google có thể tạo ra các mạng lưới ở độ cao 20 km so với mặt đất; các quả bóng này sẽ kết nối với các bóng ở gần chúng, rồi cuối cùng sẽ kết nối với các trạm dưới mặt đất. Các trạm này trước đó sẽ được kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ internet. Tín hiệu internet sẽ được gửi tới các angten lắp trên các tòa nhà.

    Google cho biết họ đã sử dụng các thuật toán phức tạp để quản lý hướng bay của bóng, và những chuyến bay thử nghiệm sẽ giúp hãng đưa ra các cải tiến để phục vụ cho mục đích hiện thực hóa dự án của mình. Trên blog của mình , đội phát triển Project Loon cho biết:

    "Đi qua tầng bình lưu trong thời điểm này của năm là một thách thức không nhỏ do sự chuyển hướng của gió gây ra khi thời tiết ở nam bán cầu chuyển từ ấm sang lạnh. Từ tháng Sáu năm ngoái, chúng tôi đã thu thập và sử dụng các dữ liệu về gió để cải thiện khả năng dự đoán quỹ đạo bay của bóng; ngoài ra, bộ phận máy bơm giúp đưa không khí vào và ra của bóng bay cũng được cải tiến để hoạt động hiệu quả hơn 3 lần so với trước, giúp bóng thay đổi được độ cao nhanh hơn.

    Có những thời điểm bóng bay bị xoáy vào các cơn lốc xoáy vùng cực (polar vortex), hay các dòng gió cực mạnh - đổi hướng theo 1 vòng tròn gần tầng bình lưu trong khu vực vùng cực - nhưng những cải tiến của Google đã giúp bóng vẫn bay theo đúng lộ trình".

    Hiện nay, để mỗi quả khinh khí cầu hoạt động, Google phải tiêu tốn tới 10.000 USD. Tuy nhiên, họ cũng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đồng nghĩa mức chi phí này nhiều khả năng sẽ được giảm đáng kể. Google tin Project Loon sẽ là một dự án kinh doanh lớn, thậm chí lớn hơn cả Youtube - dự án có doanh thu 4 tỷ USD mỗi năm.

    Nguồn tin còn cho hay, các quốc gia phát triển cũng hứng thú với dịch vụ của Project Loon, tiêu biểu phải kể đến việc các quan chức Nhật Bản hết sức quan tâm tới dự án khi nó có thể cung cấp dịch vụ Internet trong trường hợp hệ thống hạ tầng của quốc gia này bị phá hủy bởi những cơn bão.

    Tuy nhiên, dù Project Loon mới đây đã được tuyên bố có thể hoạt động bình thường, nhưng chưa rõ chính xác khi nào, những sản phẩm này sẽ chính thức được đưa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Ngoài ra, mức giá cho mỗi sản phẩm vẫn còn là 1 ẩn số, và hy vọng sẽ không đạt tới 10.000 USD như trước đó.

    Tham khảo: engadget

    >> Bong bóng phát internet Project Loon của Google bay vòng quanh thế giới trong kỉ lục hơn 20 ngày

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ