Samsung đang phát triển chip Exynos 2600 dựa trên tiến trình 2nm để đưa lên thế hệ Galaxy S26 năm sau.
Cuộc tranh cãi xoay quanh chip Exynos và Snapdragon lại một lần nữa bùng lên giữa cộng đồng fan Samsung. Kể từ năm 2020, Samsung đã có hai thế hệ Galaxy S sử dụng hoàn toàn vi xử lý Snapdragon của Qualcomm trên toàn cầu, khiến nhiều người tin rằng hãng đã chính thức gác lại dòng chip "cây nhà lá vườn". Tuy nhiên, nhiều báo cáo gần đây lại cho thấy điều ngược lại.
Một nguồn tin uy tín trên mạng xã hội X mới đây đã xác nhận: Exynos 2600 chắc chắn sẽ xuất hiện trên dòng Galaxy S26 . Theo tiết lộ này, mối "lương duyên" giữa Exynos 2600 và Galaxy S26 là điều đã được quyết định.

Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi. Trước đó, có thông tin cho rằng Samsung đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ thành phẩm (yield rate) cho quy trình sản xuất 2nm mà họ sẽ dùng để chế tạo Exynos 2600. Nhưng theo nguồn tin mới, số lượng chip Exynos 2600 được sản xuất sẽ khá hạn chế, tương tự tình trạng của Exynos 990 trước đây.
So sánh này phần nào gây khó hiểu: Exynos 990 từng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu cho Galaxy S20 và Note 20, trừ thị trường Mỹ, Canada và Trung Quốc. Nếu Exynos 2600 thực sự "ít hàng", rất có thể Samsung sẽ phân phối theo kiểu như Galaxy S22: sử dụng Snapdragon tại hầu hết các thị trường, chỉ riêng châu Âu dùng Exynos.
Kịch bản khả thi nhất hiện tại là: Galaxy S26 Ultra sẽ dùng Snapdragon toàn cầu , còn các bản thường và Plus có thể sử dụng Exynos tại một số khu vực như châu Âu hoặc Hàn Quốc, tương tự cách làm của Samsung trên dòng Galaxy S24 năm nay.
Tất nhiên, mọi thứ hiện vẫn chỉ là suy đoán. Từ nay đến thời điểm Galaxy S26 ra mắt, có thể Samsung sẽ còn điều chỉnh chiến lược tùy theo tình hình sản xuất và thị trường. Tuy nhiên, sự trở lại của Exynos cho thấy Samsung vẫn chưa từ bỏ tham vọng làm chủ hệ sinh thái di động toàn diện, từ phần mềm đến phần cứng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
"Tôi giàu nhưng tôi không biết làm gì với cuộc đời mình": Chàng trai 9x bán công ty tỷ đô, bỏ cả bạn gái và 60 triệu USD sau khi vào rừng nghe lời thì thầm của cây cối
Không biết phải làm gì tiếp theo, Vinay Hiremath cứ thế đi leo núi dù chưa từng có kinh nghiệm. Kết quả, anh suýt chết vì thiếu oxy khi chinh phục hai đỉnh trên dãy Himalaya. Trở về từ chuyến đi sinh tử, Vinay cố thử làm việc cho Bộ Hiệu suất Chính phủ Mỹ mà Elon Musk mới thành lập. Nhưng cảm thấy không hợp, anh đặt vé máy bay một chiều, bỏ ra một hòn đảo và bắt đầu tự học vật lý 8 tiếng mỗi ngày. Ở tuổi 34, Vinay đang muốn bắt đầu lại cuộc đời của mình theo một cách hoàn toàn mới, xin vào một vị trí thực tập sinh cơ khí cho một công ty robot. "Trở nên tầm thường thì có gì sai trái?", anh viết trên blog.
14 năm "gồng lưng" nói tiếng Anh, giờ mới được "gọi mẹ" bằng tiếng Việt trên iPhone