Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh

    Thùy Trag,  

    Theo anh Đinh Hồ Nam, chủ trung tâm chăm sóc xe hơi cao cấp, đúng quy chuẩn ANT, các xe cần tự trang bị kỹ năng thay lốp dự phòng và câu bình ắc quy.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 1.

    Sau đây là phần trao đổi giữa host Đăng Việt và anh Đinh Hồ Nam, chủ trung tâm chăm sóc xe hơi cao cấp, đúng quy chuẩn ANT về chủ đề: Du xuân ngày Tết gặp sự cố phải làm gì?

    Ví dụ ngày mùng 1 Tết, chiếc xe bất ngờ bị xịt lốp. Theo anh, chúng ta cần làm gì?

    Trước mỗi dịp nghỉ Tết, hai yếu tố mà chúng ta cần để ý cho những hành trình du xuân trọn vẹn là ắc quy và lốp xe.

    Với ắc quy, chúng ta cần kiểm tra ắc quy có đủ năng lượng để đề nổ hay không, xe cũng cần bộ kích điện hoặc dây câu bình. Về lốp xe, chúng ta cần kiểm tra lốp dự phòng có sử dụng được hay không, bộ kích thay lốp đầy đủ hay không. Những điều này sẽ giúp hạn chế được 50% rủi ro xảy ra vào ngày mùng 1 Tết.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 2.

    Tuy nhiên, 50% còn lại có thể đến khi lốp xe vô tình bị dính đinh khi đi chơi đêm giao thừa nên sáng mùng 1 bị xịt lốp. Trường hợp này có nhiều cách để xử lý.

    Thứ nhất, mỗi người nên mua sẵn một số dụng cụ vá lốp nhanh kèm với bơm lốp sử dụng nguồn điện 12V trên xe. Hai dụng cụ này luôn có ích ở mọi thời điểm, không chỉ mỗi dịp Tết. Nếu bị thủng nhỏ, bơm điện sẽ giúp bạn bơm lốp lên để đi đến cửa hàng vá lốp.

    Thứ hai, mỗi người nên tự trang bị cho mình kỹ năng thay lốp dự phòng bằng bộ dụng cụ kích thay lốp có sẵn trên xe. Tôi nghĩ đây là kỹ năng tối thiểu mà ai cũng cần biết và sẵn sàng tâm thế có thể tự xử lý nếu phải làm khi đi một mình.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 3.

    Vậy nếu gặp trường hợp nguy hiểm hơn là lốp xe bị nổ, người lái cần làm gì, thưa anh?

    Nếu khi đang đi lỡ bị nổ lốp, các bạn cần bình tĩnh và cố gắng giữ tay lái để đưa xe vào lề ở vị trí an toàn. Khi đã dừng được xe vào làn khẩn cấp, việc tiếp theo là đặt cảnh báo và bật đèn cảnh báo từ xa cho các xe phía sau nhận biết được. Đây là 2 việc đầu tiên phải làm, vì trước hết phải đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác. Sau đó, chúng ta tiến hành thay lốp dự phòng như bình thường.

    Trong trường hợp một số mẫu xe không có lốp dự phòng, các bạn phải gọi cứu hộ. Tôi nghĩ rằng mỗi người nên phòng thân cho mình vài số điện thoại cứu hộ tại khu vực và mình hay đi đến. Hoặc các bạn có thể tìm kiếm trên Google và các mạng xã hội khác.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 4.

    Vậy mỗi lần gọi cứu hộ, các chủ xe phải chi trả bao nhiêu tiền, thưa anh?

    Chi phí cho mỗi lần cứu hộ phụ thuộc vào vị trí và khoảng cách.

    Ví dụ, ở nội thành Hà Nội, mỗi lần cứu hộ mất khoảng 600.000-800.000 đồng. Ở ngoại thành, chi phí khoảng 1,2-1,5 triệu đồng. Khi cần cứu hộ trên cao tốc 5B, chi phí khoảng 1,5-2 triệu đồng.

    Ngoài ra, chúng ta có thể thương lượng với đơn vị cứu hộ để có một mức giá phù hợp.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 5.

    Vậy đối với vấn đề liên quan đến điện, anh đưa ra lời khuyên gì cho khán giả?

    Với các vấn đề về điện, trường hợp hay gặp nhất là hết bình ắc quy nên không nổ máy được. Lúc này, các bạn có thể lấy bình kích điện ắc quy để giúp đề nổ xe. Nếu không có, bạn cần có dây câu bình ắc quy rồi nhờ một chiếc xe khác hỗ trợ để khởi động xe.

    Trong trường hợp đều không có cả 2 thiết bị này, các bạn phải gọi cứu hộ ắc quy. Để việc cứu hộ được hiệu quả, bạn cần cung cấp các thông số về ắc quy mà xe đang sử dụng để bên cứu hộ chuẩn bị đúng chủng loại tránh mất thời gian mà không được việc. Một số thông số cần quan tâm như dòng điện, công suất, các cực âm dương… 

    Đối với ắc quy hiện nay, các bạn có thể lựa chọn sản phẩm của thương hiệu Varta hoặc một số thương hiệu phổ biến khác. Thực tế hiện nay, tôi rất ít khi bắt gặp ắc quy bị làm giả, vì thế người dùng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Thông thường, các đơn vị cứu hộ cũng sẽ cấp cho các bạn giấy bảo hành ắc quy ngay khi thay thế, giúp đảm bảo hơn trong quá trình sử dụng.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 6.

    Ngoài những vấn đề về lốp, ắc quy, có điều gì mà mỗi chủ xe cần lưu ý nữa, thưa anh?

    Tôi nghĩ rằng, việc cần thiết là mỗi chiếc xe nên được bảo dưỡng đúng định kỳ trong suốt quá trình sử dụng. Ở các cấp nhỏ mỗi 5.000km, cấp vừa khoảng 40.000-50.000km hay cấp lớn ở mức 80.000-100.000km, xe cần được bảo dưỡng thay thế các hạng mục cần thiết.

    Tiếp theo, trước khi nghỉ lễ hoặc đi chơi xa, các bạn nên kiểm tra tổng thể về hệ thống dẫn động, các trang thiết bị dự phòng.

    Ngoài ra, trong quá trình lái xe, chúng ta cũng cần để ý đến kim báo nhiệt động cơ. Bởi vì, nếu đồng hồ báo quá cao trên 120 độ C, động cơ sẽ bị quá nhiệt gây hư hỏng các chi tiết máy. Vì thế, người lái xe cần để ý đồng hồ báo nhiệt cũng như kiểm tra hệ thống làm mát động cơ.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 7.

    Cảm ơn anh Hồ Nam rất nhiều vì những chia sẻ vừa rồi.

    Chương trình Trên Ghế được phối hợp thực hiện bởi Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh & Công ty Cổ Phần VCCorp; đơn vị hợp tác thực hiện AutoPro; đơn vị khai thác thương mại AdWheel; đơn vị đồng hành Giovanni.

    Du Xuân gặp sự cố: Chuyên gia gợi ý giá để không bị hớ khi gọi cứu hộ và các cách phòng tránh- Ảnh 8.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày