Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo

    Nguyễn Đàng,  

    Valve thành hay bại, ta phải đợi tới tháng Ba năm 2020 để biết.

    Vừa qua Valve đã tung trailer cho tựa game mới thuộc dòng game Half-Life của hãng với cái tên Half Life: Alyx. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, lượng người xem đoạn trailer ngắn ngủi đó đã vượt mốc tám triệu. Cả cộng đồng đều háo hức về nó, cuối cùng thương hiệu Half-Life lại được thấy ánh mặt trời. Tuy nhiên phần đông lại có cảm giác rất mâu thuẫn về Half-Life: Alyx. Đơn giản là vì tựa game này chỉ có mặt trên nền tảng VR, một nền tảng chưa thật sự phổ biến và thân thiện với túi tiền ở hiện tại.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 1.

    Một số hệ thống thực tế ảo nổi trội

    Công nghệ thực tế ảo mà chúng ta có hiện nay thực ra đã xuất hiện từ rất lâu về trước nhưng chỉ mới lọt vào sự chú ý của nền giải trí từ năm 2010 đổ lại - với sự xuất hiện của ấn bản Oculus Rift đầu tiên. Hiện tại, đã có rất nhiều hệ thống và kính thực tế ảo khác được ra mắt.

    Playstaion VR của Sony, được thiết kế dành riêng cho nền tảng Playstation.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 2.

    Playstation VR

    Oculus Quest, phiên bản không dây của Oculus Rift do Facebook đầu tư phát triển. Tuy tiện lợi hơn nhiều nhưng chất lượng hình ảnh lại bị giảm đi đáng kể.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 3.

    Oculus Quest

    HTC Vive, được sản xuất nhờ sự hợp tác của tập đoàn HTC và Valve, với công nghệ quét không gian mang lại sự tự do di chuyển cho người chơi.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 4.

    HTC Vive

    Và cuối cùng là Valve Index, một hệ thống VR chỉ mới được ra mắt công chúng vào tháng sáu năm nay. Valve Index vượt trội các hệ thống còn lại về mọi mặt, từ hiệu năng cho tới ... giá cả.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 5.

    Valve Index

    Đối với Valve Index, không chỉ chất lượng hình ảnh và hiệu suất tốt hơn. Điểm đáng chú ý nhất của nó là ở tay cầm cảm ứng rất độc đáo. Nó sẽ ghi nhận hoàn toàn chuyển động các ngón tay của người chơi và truyền lại y nguyên các động tác vào trò chơi. 

    Điều này có nghĩa, khi sử dụng Valve Index, bạn tác động đến thế giới trong game không chỉ nhờ nút bấm mà còn nhờ cử động ngón tay. Muốn cầm nắm vật gì đó thì chỉ cần bắt lấy nó, muốn nổ súng chỉ cần bóp cò, muốn sử dụng quả đấm chỉ cần tung hết sức. Chúng ta có thể thấy một vài ví dụ của nó ở trong trailer của Half Life: Alyx - tựa game được thiết kế đặc biệt dành cho Valve Index.

    Half-Life: Alyx Trailer

    Thực trạng của thực tế ảo

    Tuy thực tế ảo là một thành tựu công nghệ đầy nổi bật, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được người dùng chú ý và vẫn chỉ đang lảng vảng như một phụ kiện dành cho dân chơi game. Một lý do đáng chú ý là vì chính các trò chơi thực tế ảo. 

    Cho tới hiện tại, chưa có tựa game VR nào thật sự khiến người chơi phải bàng hoàng. Hầu hết đều là các tựa game ngắn, không có chiều sâu và khá tương tự các dòng game dành cho Smartphone - với mục đích là để giải trí và bán thời gian chứ không thật sự đắm vào một "thế giới ảo" như những GTA, Death Stranding hay The Witcher ...

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 7.

    The Witcher 3: Wild Hunt

    Một lý do khác rất đơn giản là vì giá cả của các hệ thống thực tế ảo cho tới hiện tại vẫn rất đắt đỏ. Trong những hệ thống đã nêu trên, Valve Index là đắt nhất, tốn đến 999 USD, hơn hai chục triệu Việt Nam Đồng. Rẻ nhất đó là Playstation VR với cái giá nhỉnh hơn sáu triệu VNĐ. Đương nhiên, có những kính thực tế ảo khác ngoài những cái đã nêu, rẻ hơn rất nhiều chất lượng lại đi xuống đáng kể.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 8.

    Thực tế ảo cần tiền - rất nhiều tiền

    Như các bạn đã thấy, hai lý do đó đã là một chướng ngại rất lớn để thực tế ảo đứng vững chân trên thị trường thương mại. Đó là còn chưa kể đến rất nhiều nguyên nhân khác như: Motion sickness - đến cả dân chơi game lâu năm còn bị nó hành hạ đến chóng hết cả mặt; sự cần thiết một hệ thống máy vi tính mạnh mẽ - vốn cần đầu tư rất nhiều tài nguyên, của cải - khiến cho số tiền thật sự dành cho trải nghiệm thực tế ảo tăng cao hơn nữa; cuối cùng là những nguyên nhân nhỏ nhặt hơn như bước cài đặt rườm rà và sự yêu cầu một không gian đủ lớn.

    Thế nhưng, Alyx có thể thay đổi tất cả

    Đối với Half-Life, có lẽ chúng ta cũng không cần phải giới thiệu gì nhiều. Cả hai tựa game của nó đều thành công vang dội cả ở khía cạnh thương mại và trong giới phê bình. Và quan trọng nhất, mỗi tựa game đều đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành game nói riêng và công nghệ nói chung:

    - Half-Life 1 là cột mốc mới của đồ họa và khả năng phản ứng của AI với người chơi; khác với AI trước đây chỉ biết gây sát thương lên người chơi, AI của HL1 đã biết sợ, biết tụ thành nhóm để công kích người chơi. Gabe Newell nói rằng ông muốn tạo ra một thế giới để game thủ có thể đắm mình vào, và ông đã làm được.

    - Half-Life 2 cải tiến mọi thứ của HL1 (đồ họa, tương tác vật lý của môi trường trong game, AI thêm một loạt khả năng mới). Và họ tặng cho game thủ một công cụ đắc lực chưa ai từng nghĩ tới việc đưa vào game: một khẩu súng điều khiển lực hấp dẫn - Gravity Gun.

    - Từ nền móng HL1 và HL2, ta chứng kiến một loạt game xuất hiện. Cộng đồng game thủ tận tụy được Valve chiều lòng hết mức, đưa cho cộng đồng những công cụ mạnh mẽ và giúp họ mod game, tạo ra những tựa game trường tồn với thời gian khác. Một trong số đó chính là Counter-Strike.

    - Valve lại một lần nữa làm thế với Half-Life: Alyx, họ cung cấp cho game thủ một bộ công cụ tùy biến engine Source 2 với các cơ chế xây dựng môi trường riêng, cho phép game thủ tạo ra bất cứ thứ gì họ muốn (trong khuôn khổ hệ thống cho phép). Valve còn cho phép ta sử dụng Hammer, một công cụ tùy biến thực tế ảo nữa. 

    Chúng ta thấy rõ Valve muốn làm gì: sử dụng "flagship" Alyx để dẫn đầu ngành VR, cung cấp cho cộng đồng game thủ đầy sáng tạo những công cụ tùy biến mạnh mẽ, để tạo ra thêm nhiều thế giới thực tế ảo hơn nữa. Thực sự không ngoa khi nói việc VR thành bại trong tương lai SẼ phụ thuộc vào Alyx.

    Không ít người đã lên tiếng khẳng định: Half-Life: Alyx sẽ chính là tựa game khiến họ "đành phải" mua một hệ thống thực tế ảo.

    Dựa trên những gì đã biết, ta có thể hy vọng Half-Life: Alyx sẽ trở thành ngọn cờ tiên phong của ngành giải trí thực tế ảo - Ảnh 9.

    Nếu như Half Life: Alyx thật sự trở thành một thương hiệu thành công, chắc chắn nó sẽ đặt nền móng cho sự trỗi dậy của trò chơi thực tế ảo. Chẳng mấy chốc, cộng đồng sẽ tập trung nguồn lực tài chính của mình để sắm một bộ VR, như những gì đã xảy ra xưa kia khi người ta chuyển từ các hệ console lên PC vậy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ