Dùng AI và máy học làm nền tảng "Kết nối vạn nhu cầu", Masan hướng tới doanh thu 100.000 tỷ VNĐ trong năm 2023
(Tổ Quốc) - Công nghệ AI cùng kỹ thuật Máy học sẽ làm nên nền tảng cho 3 động lực tăng trưởng chính trong mô hình mới của Masan để hướng tới mục tiêu doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2023.
Ngày 24 tháng 04 năm 2023, CTCP Tập đoàn Masan và hai công ty con Masan Consumer, Masan MEATLife đã đồng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (ĐHCĐ) tại Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Consumer of Things - Kết nối vạn nhu cầu".
Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: "Năm 2022, Masan đã thay đổi tư duy cả về những điều chúng tôi đang làm và cách định vị chính mình. Đó là trở thành một công ty dịch vụ, trải nghiệm và thấu hiểu người tiêu dùng".
Ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan, chia sẻ thêm: "Chúng tôi sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng".
Ông chỉ ra mô hình tăng trưởng của Masan gắn liền với việc hợp nhất mạng lưới và người tiêu dùng offline, số hóa và "trực tuyến hóa" người tiêu dùng tại các điểm chạm offline. Từ đó giúp mở rộng danh mục sản phẩm & dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng. Với mô hình tăng trưởng này, tập đoàn Masan đang hướng đến đạt doanh thu thuần hợp nhất từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng trong năm 2023, tăng trưởng 18% và 31% so với mức 76.189 tỷ đồng vào năm 2022.
Đà tăng trưởng chiến lược này của công ty dựa trên ba trụ cột chính: Tăng trưởng mạng lưới, Tăng trưởng hội viên và Tăng trưởng thị phần chi tiêu. Ba trụ cột này được củng cố bởi dịch vụ hậu cần xuyên suốt trên toàn quốc để giao hàng hóa cho người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí nhất. Trí tuệ nhân tạo và các giải pháp máy học sẽ là nền tảng giúp vận hành mạng lưới hậu cần thương mại này thông minh hơn và tự động hơn với quy mô ngày càng lớn.
Các động lực tăng trưởng trên sẽ được hỗ trợ bởi khả năng vận hành bởi bộ phận logistics nội bộ - The Supra và Công nghệ AI & ML. Các công nghệ mới này sẽ giúp quản lý dòng hàng, nguồn hàng và tồn kho trên toàn tập đoàn hiệu quả hơn, cũng như tiết kiệm được chi phí nhân sự so với các giải pháp truyền thống.
Bên cạnh đó, năm 2023, Masan sẽ ra mắt Winnie, một AI Smart PoS có khả năng tự động hóa quản lý tồn kho. Trong sự kiện của mình, Masan còn trình diễn khả năng nhận diện và giao tiếp bằng giọng nói giữa AI Winnie này với người dùng, giúp việc vận hành và kiểm tra, đối chiếu số liệu trở nên dễ dàng hơn.
Bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám Đốc của WinCommerce cũng cho biết về lộ trình mở mạng lưới cửa hàng tạp hóa của WinCommerce. Để giành được cả thị phần thành thị và nông thôn, WinCommerce đã phát triển mô hình cửa hàng đa dạng để phục vụ các phân khúc người tiêu dùng từ trung thượng lưu đến đại chúng, từ thành thị đến nông thôn, và từ nhu cầu mua sắm hàng ngày đến các dịp họp mặt gia đình.
Trải nghiệm của khách hàng sẽ là điểm khác biệt chính của WinCommerce, công ty đang hợp tác với chuyên gia thiết kế cửa hàng Malherbe có trụ sở tại Paris để cải tiến hình ảnh của các siêu thị, minimart. Các cửa hàng sẽ được đơn giản hóa, số hóa và tự động hóa hệ thống hoạt động để chuẩn bị cho việc mở rộng mạng lưới lên đến 10.000 cửa hàng.
Tại đại hội, ông Trương Công Thắng, Tổng Giám Đốc Masan Consumer trình bày tầm nhìn của Masan Consumer về xây dựng thương hiệu và sản phẩm vững mạnh:
- Xác định các nhiệm vụ cần để đưa 3 thương hiệu ra thế giới: Chin-su, Omachi và Vinacafe. Đến năm 2027, hoạt động kinh doanh thị trường toàn cầu sẽ đóng góp 15% tổng doanh thu của Masan Consumer Holdings.
- Tái khởi động Trung tâm R&D thế hệ mới theo chuẩn Hàn Quốc và Đài Loan. Masan sẽ phát triển sản phẩm i) đạt tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe toàn cầu/khu vực; ii) bao bì đẳng cấp thế giới; iii) với công nghệ/kĩ thuật tốt nhất cho từng dòng sản phẩm; iv) và đặc biệt là có mùi vị và hương vị vượt trội.
- Chuyển đổi cách Masan thấu hiểu người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Công ty sẽ xây dựng 5 Trung tâm Thấu hiểu Người tiêu dùng và Cải tiến trên khắp Việt Nam để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng từ đó phát triển sản phẩm và nội dung truyền thông phù hợp. Ngoài ra, 50% ngân sách Marketing sẽ được phân bổ cho kênh kỹ thuật số vào cuối năm 2023 để giúp công ty có thể khai thác hết tiềm năng của mỗi nhóm ngành.
- Điều chỉnh cách thức bán hàng để phù hợp với hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng ở khu vực thành thị, và sự tăng trưởng của kênh thương mại hiện đại (MT) và thương mại điện tử. Ban lãnh đạo dự kiến sẽ tăng tỷ trọng doanh thu từ kênh MT và thương mại điện tử từ 40% lên 60% vào cuối năm 2025. Đồng thời, Masan sẽ ra mắt các kênh phân phối mới để tiếp cận người tiêu dùng mua sắm trên đa kênh (GT).
Bên cạnh đó để mở rộng mạng lưới, gia tăng lợi ích hội viên, Công ty có kế hoạch hợp tác với nhiều đối tác tên tuổi trong và ngoài nước. Và ngay trong đại hội, Masan đã công bố đối tác đầu tiên, chương trình "Đồng thành viên" với Lazada, nơi người tiêu dùng có thể tận hưởng trải nghiệm O2O (Online to Offline) với các sản phẩm và dịch vụ như hàng tạp hóa, tiêu dùng hàng ngày từ WinCommerce, đồ điện tử tiêu dùng, thời trang & làm đẹp từ Lazada. Chương trình đồng thành viên dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 6 năm 2023.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max vừa ra mắt: Màu vàng sa mạc, viền màn hình mỏng kỷ lục, nút chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng 1 tính năng quan trọng chưa dùng được ở Việt Nam
iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max không chứng kiến một sự lột xác, nhưng vẫn mang đến nhiều nâng cấp đáng chú ý.
Trên tay Apple AirPods 4 và AirPods Max: Bản thường cũng có ANC, bản Pro thêm tính năng trợ thính, bản Max nâng cấp nhẹ