Thông thường, Giáo hội phản đối việc tránh thai ngoại trừ những biện pháp phòng ngừa tự nhiên, như tính toán chu kỳ hành kinh của phụ nữ để quan hệ. Tuy nhiên, phương pháp tranh thai tự nhiên này chắc chắn không thể phòng ngừa sự lây lan của virus Zika.
Giáo hoàng Francis rời Mexico ngày 18/2 sau chuyến thăm 5 ngày tại quốc gia này. Trong chuyến đi này, người đứng đầu tòa thánh Vatican đã nói về sự bất bình đẳng trong xã hội, tình trạng nhập cư trái phép và những vụ bạo lực liên quan đến ma túy, điều đang diễn ra tràn làn trên đất nước Trung Mỹ này.
Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng tuyệt nhiên không nhắc tới một vấn đề nổi cộm nóng bỏng trong xã hội Mexico, đó là tránh thai và phá thai.
Kế hoạch hóa gia đình luôn là một chủ đề nóng bỏng tại Mexico, một quốc gia có tư tưởng đạo Thiên chúa truyền thống bảo thủ, đặc biệt là khi bệnh dịch Zika đang lan tràn ở khu vực Châu Mỹ Latinh.
Giáo hoàng Francis.
Hiện châu lục này ước tính có khoảng 4.000 trẻ em sinh ra mắc tật teo não do các bà mẹ mang thai nhiễm virus Zika trước đó.
Tại Mexico, có 6 trường hợp phụ nữ mang thai đã được xác nhận nhiễm virus Zika và các quan chức đều khuyến cáo khách du lịch khi đến nước này cũng như các vùng dịch khác nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.
Một số quốc gia như El Salvador, Colombia và Jamaica thậm chí khuyến nghị phụ nữ không nên mang thai cho đến năm 2018.
Tuy nhiên, làm thế nào để tránh mang thai khi người đứng đầu tôn giáo chính của đất nước không chấp nhận việc phá thai hay các biện pháp tranh thai không tự nhiên?
Giám mục Leonardo Ulrich Steiner tại thủ đô Brasília-Brazil nhận định việc tránh thai không phải là một giải pháp hoàn toàn cho ngăn ngừa dịch bệnh Zika. Trong khi đó, Hồng y Giáo chủ Odilo Scherer tại São Paulo-Brazil cho rằng việc sử dụng bao cao su là quyền cá nhân của mỗi người và việc nuôi dưỡng một đứa trẻ sinh ra có tật teo não là “sứ mệnh” của mọi bậc phụ huynh.
Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại Mỹ Latinh cao hơn so với mức trung bình trên toàn thế giới.
Một số quốc gia tại đây có sự linh hoạt đối với vấn đề nạo phá thai như Cuba hoàn toàn cho phép phụ nữ phá thai, hay Brazil, Ecuador và Colombia cho phép nạo phá thai trong trường hợp người phụ nữ bị cưỡng bức hay việc sinh con có khả năng đe dọa tính mạng người mẹ.
Tuy nhiên, hội đồng Công giáo tại đây vẫn có quan điểm khá bảo thủ về vấn đề này và chính yếu tố tín ngưỡng đã khiến luật pháp nhiều nước Châu Mỹ Latinh không đồng ý nạo phá thai.
Tại Hondura, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga đã tích cực phản đối việc cho phép phá thai trong trường hợp nhiễm bệnh Zika. Tại El Salvador, Tổng Giám Mục Murilo S.R.Krieger thậm chí đã yêu cầu thắt chặt các điều luật về nạo phá thai, theo đó phụ nữ mang thai có thể bị bắt vì tội ngộ sát nếu bị sẩy thai.
Vấn đề tránh thai và nạo phá thai của những người theo đạo Thiên chúa Công giáo tại mỗi khu vực ở Châu Mỹ Latinh phụ thuộc vào quan điểm của giám mục trông coi giáo xứ nên có thể có những khác biệt nhỏ giữa các vùng.
Giáo hoàng Francis được cho là có quan điểm thoáng hơn về việc sử dụng bao cao su, nhưng người đứng đầu tòa thánh Vatican này vẫn giữ im lặng đối với vấn đề nhạy cảm này.
Trước những thắc mắc của giới truyền thông sau chuyến thăm Mexico, cuối cùng Giáo hoàng Francis cũng đã đồng ý việc sử dụng các biện pháp tránh thai phi tự nhiên nhằm hạn chế lây lan của dịch bệnh Zika.
Tuy nhiên, người đứng đầu Giáo hội vẫn cực lực phản đối việc phá thai đối với những trường hợp người mẹ nhiễm virus Zika.
Thông thường, Giáo hội phản đối việc tránh thai ngoại trừ những biện pháp phòng ngừa tự nhiên, như tính toán chu kỳ hành kinh của phụ nữ để quan hệ. Tuy nhiên, phương pháp tranh thai tự nhiên này chắc chắn không thể phòng ngừa sự lây lan của virus Zika.
Đây không phải lần đầu tiên Giáo hội có phản ứng không hiệu quả với tình trạng khẩn cấp của y tế công cộng cũng như dịch bệnh lây lan. Trong đại dịch HIV/AIDS vào thập niên 80-90, Giáo hội thậm chí đã phản đối việc sử dụng bao cao su.
Chỉ đến năm 2010, sau hàng loạt những phản đối, Giáo hoàng Benedict XVI mới chính thức chấp nhận việc sử dụng bao cao su nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV.
Theo Trí Thức Trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"