Dùng đã lâu liệu các bạn có biết thớt sẽ bẩn gấp 69,96% lần bồn cầu nếu không vệ sinh đúng cách?

    Daisy,  

    Đa phần sau khi sử dụng xong thớt gia đình tôi thường mang đi rửa qua với nước rửa bát rồi đem cất gọn vào 1 góc cho gọn. Một ngày ông anh làm bác sĩ đến chơi, thấy tôi mang thớt ra chặt con gà mà cứ khăng khăng bắt vứt ngay cái thớt để mua mới.

    Đa phần sau khi sử dụng xong thớt gia đình tôi thường mang đi rửa qua với nước rửa bát rồi đem cất gọn vào 1 góc cho gọn. Một ngày ông anh làm bác sĩ đến chơi, thấy tôi mang thớt ra chặt con gà mà cứ khăng khăng bắt vứt ngay cái thớt để mua mới. Với câu giải thích " Mày có muốn bị ung thư sớm thì cứ dùng cái thớt mốc đấy tiếp đi" .

    Thông thường các gia đình đều có cho mình một chiếc thớt gỗ để sử dụng, ưu điểm nổi trội, là bền, chịu được băm chặt tốt, ko bị trơn. Nhưng nhược điểm của thớt lại là dễ bị vi khuẩn bám tích tụ trên bề mặt hoặc xuất hiện nấm mốc. nếu không vệ sinh đúng cách. Nhất là khi sử dụng thớt xong và ngâm nước để đó trong nhiều giờ mới rửa, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và khó loại bỏ, nhất là trong các thớt gỗ đã sử dụng lâu có nhiều rãnh sâu do vết băm chặt tạo thành. 

    Dùng đã lâu liệu các bạn có biết thớt sẽ bẩn gấp 69,96% lần bồn cầu nếu không vệ sinh đúng cách - Ảnh 1.

    Trong đó thì độc tố nấm mốc aflatoxin sinh ra từ thớt gỗ được coi là tác nhân gây ung thư chính, chỉ cần hấp thu vào người 2,5mg aflatoxin trong 3-4 tháng đã có nguy cơ xuất hiện ung thư gan. Điều đáng nói thì việc chùi rửa hay tráng nước sôi bình thường ko thể làm sạch được độc tố này, vì nó bền với nhiệt, chịu được nhiệt độ cao. 

    Dùng đã lâu liệu các bạn có biết thớt sẽ bẩn gấp 69,96% lần bồn cầu nếu không vệ sinh đúng cách - Ảnh 2.

    Ngay cả với thớt nhựa ưu điểm sạch sẽ dễ vệ sinh, ít bị nấm mốc. sau 1 thơi gian dài sử dụng cũng bị rất nhiều vi khuẩn bám ở các rãnh do dao tạo ra với thớt khi chúng ta thái đồ ăn. 

    Vậy nên việc lựa chọn sử dụng và vệ sinh thớt là rất quan trọng, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây .  

    Sử dụng đúng cách 

    - Không được sử dụng thớt gỗ, nhựa cho nhiều mục đích ( trong nhà nên có 2 thớt để sử dụng, 1 chiếc cho đồ sống và 1 chiếc cho đồ chín). 

    - Không bao giờ được ngâm thớt quá lâu rồi mới rửa. 

    - Nếu thớt đã bị mốc và bôc mùi thì tốt nhất không nên sử dụng. 

    Vệ Sinh đúng cách 

    - Bạn có thể dùng :

     B1 : Dấm + baking soda + nước nóng trộn đều rồi chà đều trên 2 bề mặt thớt. Để như vậy khoảng tầm 10-15p rồi rửa cho thật sạch, sau đó đem đi phơi khô. 

    B2: Lấy 1 chút dầu ăn, xoa đều lên bề mặt thớt, rồi lấy màng bọc thực phẩm bọc lại ủ khoảng 3-4 tiếng. Cuối cùng đem cất hoặc treo ở nơi khô thoáng. 

    Chỉ cần lựa chọn sử dụng và vệ sinh đúng cách và thường xuyên sẽ giảm thiếu đi rất nhiều những tác nhân gây hại đến từ những vật dụng quen thuộc, đến sức khỏe của gia đình cũng như chính bạn. 

    https://genk.vn/dung-da-lau-lieu-cac-ban-co-biet-thot-se-ban-gap-6996-lan-bon-cau-neu-khong-ve-sinh-dung-cach-20211214124252112.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày