Có lẽ rằng đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại hệ thống INES và tìm cách sửa đổi những tác động sai lệch của hệ thống này tới tâm lý người dân.
Vụ động đất sóng thần Fukushima đã mang đến nhiều hậu quả cho đất nước Nhật Bản, đặc biệt các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh này cũng đã bị sóng thần làm cho hư hại nặng. Và 12/4/2011, Viện An toàn Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản đã chính thức nâng mức nghiêm trọng của sự cố hạt nhân Fukushima lên cấp độ 7, mức báo động cao nhất theo Thang sự cố phóng xạ hạt nhân quốc tế (INES). Điều này có nghĩa mức độ rò rỉ phóng xạ của nhà máy Fukushima nghiêm trọng tương đương nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Theo báo cáo năm 2005 của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sự cố Chernobyl là tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân, xếp mức 7 theo INES.
Không nghi ngờ gì, trong vòng 40 năm nữa, nhiều người Nhật sẽ coi thảm họa tại Fukushima là nguyên nhân của bệnh ung thư và nhiều loại bệnh khác. Tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu khi vụ việc Fukushima Daiichi được xếp chung với thảm họa Chernobyl, tuy nhiên có lẽ về bản chất chúng hoàn toàn khác nhau và mức độ ảnh hưởng từ phóng xạ cũng không nghiêm trọng như người ta nghĩ.
Sự khác biệt lớn nhất chính là lò phóng xạ Chernobyl đã phát nổ và làm phân tán toàn bộ lượng phóng xa ra ngoài còn lò hạt nhân ở Fukushima không nổ. Nhà máy điện đã bị ngừng hoạt động từ ngày 11.3 khi thảm họa kép xảy ra. Hệ thống làm mát đã bị hỏng và lõi lò phản ứng trở bị nóng chảy. Sản phẩm phân hạch phóng xạ bị rò rỉ do vụ nổ hydro. Tuy nhiên các biện pháp ngăn chặn của nhà chức trách đã có hiệu quả.
Mức độ dò rỉ hạt nhân của Chernobyl vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người : 237 công nhân Chernobyl được đưa tới bệnh viện vì nghi ngờ nhiễm bức xạ cấp tính, 134 người được xác nhận nhiễm, 28 đã tử vong, khoảng 20 công nhân khác đã chết vì những bệnh do bức xạ… Ngoài ra còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau này, khoảng 4.000 người được dự báo sẽ chết vì ung thư do ảnh hưởng của bức xạ. Những người này bao gồm công nhân, người dân tiếp xúc với phóng xạ bị phân tán ra mặt đất sau vụ nổ. Hơn 4000 trường hợp mắc ung thư tuyến giáp do nhiễm xạ qua đường hô hấp và tiêu hóa. Có thể thấy hậu quả vô cùng nặng nề và thương tâm.
Còn thực tế ở Nhật Bản thì sao ? Các thông số đã chứng minh rằng hậu quả không nghiêm trọng như mức thang INES thể hiện. Tuy mức bức xạ quá cao đã gây nguy cơ lớn tại lò phản ứng nhưng không trường hợp nào tử vong xạ . Hai công bị phơi nhiễm từ bức xạ beta đã được xuất viện sau hai ngày. Hai công nhân khác tiếp xúc với bức xạ nội bộ khi hít iodine -131 sẽ phải mang nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao. Khoảng 100 công nhân khác nhiễm liều lượng đủ gây ung thư trong vòng 20 năm nữa. Nhưng ngay cả khi thảm họa không xảy ra thì vẫn có khả năng 25 % dân số chết do ung thư dù vô tình tiếp xúc với bức xạ hay không. Tỷ lệ này chỉ có thể tăng thêm một hoặc hai phần trăm vì những công nhân bị nhiễm xạ.
Hơn nữa, bức xạ ngoài không khí không đủ để gây ra những bệnh bức xạ cấp tính, không có sự ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em cũng như người dân nói chung