Dùng dịch vụ cho thuê sạc dự phòng, người phụ nữ tức giận đập nát thiết bị sau khi đi tới 50KM mà không tìm được chỗ trả: Bài toán nan giải của mô hình kinh tế chia sẻ?
Câu chuyện một người phụ nữ ở Quảng Đông (Trung Quốc) đập vỡ sạc dự phòng vì không thể tìm được chỗ trả sau khi di chuyển quãng đường dài, một lần nữa dấy lên nỗi bức xúc “dễ mượn khó trả” của dịch vụ vốn được coi là tiện lợi này.
- Đối thủ công nghệ của Xiaomi, Meizu và công ty mẹ Geely đặt mục tiêu cách mạng hóa âm thanh trong xe hơi bằng AI tại Trung Quốc
- Nhóm sinh viên Stanford khoe mô hình AI "tự làm" mạnh ngang GPT-4V và Gemini Ultra, ai ngờ chân tướng lại là hàng "đạo nhái" mô hình AI của Trung Quốc
- Tại sao tàu cao tốc của Trung Quốc chỉ có 8 đến 16 toa?
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ bức xúc đập vỡ cục sạc dự phòng. Nguyên nhân xuất phát từ việc sau khi mượn sạc dự phòng của một thương hiệu có tên “LaiDian”, người này đã lái xe hơn 50 km nhưng vẫn không thể tìm thấy tủ sạc để trả. Sự việc khiến nhiều người dùng mạng đồng cảm bởi họ cũng từng rơi vào tình huống tương tự. Điều đáng nói, khi người phụ nữ liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để tìm hướng giải quyết thì đường dây nóng liên tục báo bận. Việc không thể trả thiết bị ở cả hình thức trực tiếp và trực tuyến là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động bực tức của người phụ nữ.
Là mô hình kinh doanh điển hình của nền kinh tế chia sẻ, dịch vụ cho thuê sạc dự phòng từng bước chiếm lĩnh thị trường nhờ ưu thế về sự tiện lợi và tính phổ biến. Dù vấp phải một số phản đối về việc tăng giá, song nhìn chung, đây vẫn được xem là động thái điều chỉnh của doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển bền vững. Tuy nhiên, vấn đề “dễ mượn khó trả” lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Nó cho thấy sự độc quyền của doanh nghiệp trong việc đặt ra luật chơi và cách thức tính phí mà ít quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Thực tế, các ứng dụng cho thuê sạc dự phòng đều cung cấp tính năng tìm kiếm điểm trả gần nhất. Thế nhưng, không ít trường hợp người dùng đã “vạch bản đồ” tìm đến tận nơi mà vẫn “bơ vơ” vì nhiều lý do như không tìm thấy tủ sạc của thương hiệu đã thuê, hoặc tủ sạc đã đầy. Bởi lẽ, các đơn vị cung cấp dịch vụ thường chỉ thuê một góc nhỏ của các cửa hàng để đặt tủ sạc. Khi được hỏi, chủ cửa hàng cũng chỉ có thể trả lời là “không nắm rõ, không chịu trách nhiệm”.
Trong bối cảnh đó, nhiều người dùng đành “ngậm ngùi” chấp nhận mua thiết bị với mức giá 99 tệ hoặc 199 tệ (tương đương 300.000 - 700.000 đồng). Đây là mức giá cao hơn nhiều so với giá thị trường của các loại sạc dự phòng cùng loại. Chính sách giá thiếu hợp lý cùng cách thiết kế dịch vụ chưa tối ưu khiến niềm tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ cho thuê sạc dự phòng bị giảm sút.
Sự việc người phụ nữ Quảng Đông đập vỡ sạc dự phòng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan chức năng tại Trung Quốc. Bất kể nguyên nhân của tình trạng “khó trả” là do doanh nghiệp cố tình tạo ra nhằm mục đích tăng doanh thu, hay do cung vượt cầu, thì việc yêu cầu doanh nghiệp gia tăng điểm trả thiết bị dựa trên nhu cầu thực tế là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cách tính phí hiện nay của dịch vụ cho thuê sạc dự phòng hoàn toàn nghiêng về phía doanh nghiệp, mà chưa tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của toàn ngành. Do đó, bên cạnh nỗ lực của người tiêu dùng, cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước nhằm thiết lập “luật chơi” công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sử dụng dịch vụ.
Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm là tình trạng “đường dây nóng” của bộ phận chăm sóc khách hàng thường xuyên trong tình trạng “nghẽn mạng”. Các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, song người dùng lại không nhận được sự hỗ trợ tương xứng khi gặp sự cố. Khó khăn trong việc tìm kiếm địa chỉ văn phòng đại diện của các nền tảng này tại địa phương khiến người dùng chỉ có thể liên hệ qua tổng đài. Tuy nhiên, câu trả lời “không đúng trọng tâm” từ trợ lý ảo, hay tình trạng “chờ máy dài cổ” khiến người dùng không khỏi cảm thấy mình bị “bỏ rơi”.
Trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển, câu chuyện “dễ mượn khó trả” của dịch vụ cho thuê sạc dự phòng cần được nhìn nhận thấu đáo và giải quyết triệt để. Bởi lẽ, bài toán này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế chia sẻ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập