Nếu bạn thực sự muốn chỉ trích Apple, hãy nhắm vào sự không nhất quán trong phát ngôn của hãng, chứ đừng tranh cãi về việc hãng này đang "ăn cắp" hay "đua đòi" theo các nhà sản xuất khác.
Bài viết mang ý kiến cá nhân của Natasha Lomas - Techcrunch.
Nhiều năm trở lại đây, từ khi Apple được điều hành bởi Tim Cook, sự sáng tạo của hãng đã dần biến mất cùng những tiếng hò reo phấn khích của khán giả trong các sự kiện ra mắt sản phẩm. Công ty có trụ sở tại Cupertino dần chuyển hướng tập trung việc chạy theo các yếu tố thị trường.
Sau khi dần nâng kích thước màn hình iPhone từ 3,5 inch lên 4 inch rồi sau đó là 4,7 và 5,5 inch trên iPhone 6 và iPhone 6 Plus, mới đây Apple đã tiếp tục ra mắt một phiên bản iPad với màn hình cực lớn 12,9 inch. iPad Pro được giới thiệu cùng với 2 phụ kiện là một chiếc bút stylus Apple Pencil và mẫu cover có sẵn bàn phím. Bỏ qua việc cố CEO Steve Jobs từng hết lời chê bai và cho thằng bút stylus cực nhảm nhỉ, thì rõ ràng Apple đang tỏ ra bí ý tưởng và cho ra những sản phẩm tương tự với đối thủ của mình, điều mà người dùng công nghệ cho "ăn cắp ý tưởng".
Nhiều người cho rằng iPad Pro là một sản phẩm ăn theo Microsoft Surface.
Ngoài ra, ngay cả các phần phần mềm ứng dụng của Apple cũng bị gán cho cái mác "ăn cắp" này. Apple một lần nữa đi sau các hãng sản xuất khác khi tính năng Live Photo mới trên iOS 9 sắp ra mắt thực chất đã có trên nhiều máy khác từ rất lâu rồi. Hay cả việc iPhone 6s và iPhone 6s Plus có thể quay phim 4K cũng chẳng khiến người ta trầm trồ bởi số lượng smartphone Android được trang bị tính năng này là không thể đếm được.
Hay nói tới tính năng nổi bật nhất trên iPhone 6s và iPhone 6s Plus mới ra mắt, màn hình 3D Touch được Apple hết lời tung hô tại sự kiện Keynote 2015 vừa qua cũng chả mấy mới mẻ. Được quảng cáo là có khả năng cảm nhận lực nhấn từ tay người dùng và phản hồi lại các tính năng tương ứng. Không biết thật sự việc cảm nhận lực bấm tới đâu, nhưng việc giữ lâu để hiển thị thêm nhiều lựa chọn thì đã có từ những phiên bản đầu tiên của Android.
Không dễ dàng nhận thấy sự khác biệt khi sử dụng, nhưng màn hình 3D Touch có rất nhiều điểm nổi trội so với tính năng Long Press trên Android.
Qua tất cả những điều trên, chúng ta dư sức kết luận Apple và các sản phẩm của mình đang trở thành những bản sao không hơn không kém. Nhưng chúng ta đã bỏ qua một vấn đề quan trong hơn hơn, đó là thiết kế, thiết kế và thiết kế. Apple không chỉ tập trung vào việc làm sao để chiếc máy hoạt động, làm sao để có những tính năng. Khi mà các hãng khác đưa vào nhiều tính năng trên một thiết bị và làm nó phức tạp hơn, Apple hướng tới điều ngược lại.
Vấn đề không nằm ở màn hình cảm ứng, Apple không hề cố gắng "nhồi nhét" màn hình 3D Touch vào thiết bị của mình để tạo ra cái gì đó mới mẻ. Họ đang tìm cách phát triển trải nghiệm của màn hình cảm ứng, nó có thể làm được nhiều việc hơn, sử dụng mượt mà hơn trên một màn hình tương đối nhỏ. 3D Touch đang tập trung vào việc cải thiện quá trình sử dụng của người dùng nhờ vào lực ngón tay mạnh hay nhẹ, giúp tiết kiệm thời gian trong các thao tác. Và cuối cùng, như Apple giới thiệu 3D Touch có ưu điểm và sự khác biệt tới từ phần cứng có thiết kế khác biệt so với các màn hình cảm ứng khác, vì thế chẳng thể nói rằng 3D Touch là bản sao của một tính năng trên Android.
Ngay cả tính năng ảnh Live Photos mới trên iOS 9, một tính năng mà tôi cũng không quá quan tâm, được giới thiệu là thiết kế hướng tới những tối tượng người dùng cụ thể. Giả dụ một phụ huynh đang sử dụng các thiết bị iOS, và con của anh ta cũng vậy. Thay vì Facetime với nhau, ông bố có thể gửi cho con mình những bức ảnh động với tính năng Live Photos. Điều đó chắc chắn sẽ đỡ tốn pin hơn là video call hay Facetime với nhau, chưa kể tới việc những bức ảnh động đó chỉ chuyển động khi người dùng chạm vào chúng.
Live Photos cũng không cái gì đó quá mới mẻ trên các thiết bị di động.
Còn nữa, nếu bạn muốn ném đá Apple về cái iPad Pro vì nó quá giống với Microsoft Surface, thì xin hãy đọc tiếp những điều dưới đây. Trong sự kiện Apple Keynote 2015, hãng đã mời một đại diện của Microsoft lên sân khấu để giới thiệu về loạt ứng dụng được cài đặt sẵn trên iPad Pro. Đại diện xứ Redmond rõ ràng đã thấy ấn tượng với màn trình diễn này.
Nhìn rộng ra một chút, có mấy khi Apple là kẻ dẫn đầu thị trường về công nghệ đâu. Hãng cũng không phải là đầu tiên trong lĩnh vực phablet. Chỉ đơn giản, Apple là kẻ luôn mang đến những gì tốt nhất. Phương châm của hãng không phải là tốc độ mà là cải tiến, thử nghiệm, thiết kế theo nhu cầu và hướng tới người dùng, chỉ ứng dụng công nghệ mới khi nó thực sự chứng minh được sự hữu dụng của mình.
Đó là lý do Apple đứng ngoài cuộc chơi của NFC hay sạc không dây lâu đến vậy.
Nếu bạn thực sự muốn chỉ trích Apple, hãy nhắm vào sự không nhất quán trong phát ngôn của hãng, chứ đừng tranh cãi về việc hãng này đang "ăn cắp" hay "đua đòi" theo các nhà sản xuất khác.
Về mặt không được của Apple, một trong những điều khiến tôi phân vân đó là vài tính năng mới. Apple luôn lớn tiếng về chuyện bảo mật riêng tư, thậm chí CEO Tim Cook cũng lên tiếng về vấn đề mã hóa. Vậy mà lần này Apple chẳng hé lộ thông tin gì về vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng của Siri (luôn ở chế độ On). Người dùng có thể không để ý hoặc vô tình kích hoạt tính năng khiến cho khi họ chụp ảnh với iPhone mới, điện thoại của họ có thể nghe và thu lại.
Đã nhiều lần người dùng lo ngại về việc Siri gửi dữ liệu của họ về máy chủ Apple.
Tim Cook từng nói: "Chúng tôi tin rằng mọi người đều có quyền bảo mật thông tin cá nhân của họ. Người dân Mỹ cũng nằm trong số đó, pháp luật quy định điều đó và đạo đức của nhà sản xuất cũng vậy. Tôi đang nói chuyện với bạn từ thung lũng Silicon, nơi mọi công ty lớn đã luôn cố gắng dụ dỗ khách hàng chia sẻ thông tin cá nhân, họ luôn muốn tìm hiểu mọi thứ về bạn và kiếm tiền từ đó. Chúng tôi nghĩ điều đó là sai, và Apple chẳng bao giờ làm điều đó".
Vậy Apple, nói cho chúng tôi biết liệu Siri luôn ở chế độ On như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu người dùng như thế nào?
Từ đây nói thêm một chút về công nghệ màn hình cảm ứng 3D Touch mới. Với việc có thể tính toán và phân tích lực bấm mạnh nhẹ của người dùng lên màn hình, trong tương lai Apple hoàn toàn có thể sử dụng các dữ liệu về lực bấm đó để nhận biết được tâm lý vào thời điểm khách hàng của mình sử dụng điện thoại. Kể cả nếu họ không làm đi chăng nữa, làm sao để ngăn chặn bên thứ 3 can thiệp vào trạng thái cảm xúc của người dùng, dựa trên màn cảm ứng lực của Apple? Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã tìm ra cách để sử dụng máy học nhằm phát hiện ra người dùng điện thoại khi nào đang tỏ ra chán nản chỉ bằng cách theo dõi họ tương tác với nội dung trên điện thoại. Hãy nghĩ về màn cảm ứng lực của Apple có thể làm được những gì...
Có người từng nói "Sự riêng tư của người dùng và bảo mật cá nhân là 2 vấn đề khác nhau". Cách mà những gã khổng lồ công nghệ phản ứng là vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi hy vọng Apple sẽ thực sự "think different" lần này.
Tham khảo Tecrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android