Dùng iPhone 11, chụp ảnh cuộc sống trong bóng tối ở nơi không có ánh sáng Mặt trời chiếu rọi suốt 40 ngày
Do có vị trí địa lý đặc biệt, cư dân thành phố Murmansk trải qua 40 ngày mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối mỗi năm, kéo dài từ ngày 2/12 đến ngày 11/1 năm sau. Nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã ghi lại cuộc sống không ánh sáng mặt trời của người dân Murmansk bằng một chiếc iPhone 11.
Murmansk là một thành phố ở tây bắc nước Nga, là thành phố lớn nhất thế giới nằm trên vòng Bắc Cực. Nằm ở bên vịnh Kola, một khu vực của biển Barent, Murmansk được thành lập bởi Sa Hoàng Nga Nicholas II vào năm 1916 với tên gọi ban đầu là Romanov-on-Murman.
Vào thời điểm đó, hoàng đế nước Nga muốn tìm kiếm một cảng nước ấm, vốn không bị đóng băng vào mùa Đông để có thể nhận viện trợ từ các đồng minh trong Đệ nhất thế chiến. Tuy nhiên, sau khi thành lập thành phố được vài tháng, Sa Hoàng Nicholas II đã bị lật đổ, và thành phố được đổi tên thành Murmansk.
Theo chân nhiếp ảnh gia Amos Chapple đến từ New Zealand, anh có dịp tới thăm Murmansk vào những ngày trời đông, với nhiệt độ ngoài trời ở mức -13 độ C. Dưới đây là chùm ảnh được Amos Chapple chụp lại bằng một chiếc iPhone 11 với chế độ chụp đêm "Night Mode", ghi lại cuộc sống không ánh sáng mặt trời của người dân Murmansk.
Toàn cảnh thành phố Murmansk nhìn từ một điểm cao. Bức ảnh được chụp vào ngày 11/12, lúc 11h32 buổi trưa. khi Mặt Trời đang ở điểm cao nhất, ngay dưới đường chân trời. Mặc dù gần vào giữa trưa, nhưng trời vẫn rất tối.
Do có vị trí địa lý đặc biệt, cư dân thành phố Murmansk trải qua 40 ngày mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối mỗi năm, kéo dài từ ngày 2/12 đến ngày 11/1 năm sau. Những ngày mùa đông lạnh giá ghi nhận mức nhiệt độ âm, thậm chí xuống tới âm 30 độ C.
Một khách hàng nhìn vào một quầy bán cá khi một cơn bão tuyết thổi qua Murmansk. Hàng năm từ ngày 2/12 đến ngày 11/1 năm sau, thành phố chìm trong bóng tối.
Những năm 1990, các nhà khoa học Nga từng có kế hoạch đưa một tấm gương khổng lồ lên vũ trụ để lấy ánh nắng soi sáng những thành phố tại vùng cực như Murmansk trong những ngày mùa đông.
Mặc dù nguyên mẫu đầu tiên vốn dùng để thử nghiệm đã được đưa vào quỹ đạo thành công, nguyên mẫu thứ hai lại gặp phải sự cố. Khi nước Nga chìm trong bất ổn kinh tế thời hậu Liên Xô, dự án tham vọng này cuối cùng bị hủy bỏ.
Cách 100 km về phía đông của Murmansk, xác của những chiếc thuyền từ thời Sa hoàng vẫn nằm chỏng chơ giữa tiết trời lạnh giá.
Theo ông Konstantin, một cựu thủy thủ sinh sống tại Murmansk, ông yêu thích cuộc sống hoang sơ và tự nhiên tại đây. Mặc dù vậy, người đàn ông 52 tuổi này vẫn cảm thấy 'đôi chút mệt mỏi' trong quãng thời gian không có ánh sáng Mặt Trời.
Đài tưởng niệm Alyosha trên đỉnh đồi ở Murmansk vinh danh những quân nhân Liên Xô đã bảo vệ thành phố này qua cuộc Thế chiến II. Bức ảnh trở nên 'rực sáng' nhờ chế độ chụp đêm của iPhone 11
Một ngôi nhà từ thời Stalin ở trung tâm thành phố Murmansk.
Trong giai đoạn Thế chiến 2, Murmansk đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là cảng nước ấm có thể nhận hàng tiếp tế cho Hồng quân Liên Xô. Năm 1941, mặc dù vẫn đứng vững trước đợt tấn công của phát xít Đức, thành phố vẫn gần như bị san phẳng hoàn toàn sau các đợt không kích.
Do vậy, hầu hết các ngôi nhà trong thành phố đều được xây dựng lại từ đầu sau khi chiến tranh kết thúc. Dân số Murmansk đã có lúc đạt gần nửa triệu người vào thời điểm cao nhất, sau khi một căn cứ hải quân được xây dựng tại đây. Hiện tại, dân số sinh sống tại Murmansk đã giảm chỉ còn 292.000 người, sau khi một số lượng không nhỏ di cư đến nơi khác để có điều kiện sống tốt hơn.
Hai người đàn ông trò chuyện vào đêm khuya trong sân của tòa nhà thời Stalin. Một tài xế taxi ở Murmansk nói trong quãng thời gian chìm trong bóng tối, anh ta "có thể ngủ bất kì lúc nào thích"
Một phụ nữ (phải) đợi xe buýt ở trong một tiệm thuốc nhằm tránh cái lạnh từ -10 đến -6 độ C
Nhiếp ảnh gia Amos Chapple đánh giá rất cao iPhone 11 và chế độ chụp đêm Night Mode. Mặc dù được chụp ở điều kiện thiếu sáng, các bức ảnh đều trở nên rực rỡ hơn nhờ công nghệ phơi sáng mới được áp dụng trên các dòng iPhone 11.
Bên cạnh đó, Amos Chapple có thể thoải mái chụp khung cảnh thành phố Murmansk chỉ với một chiếc iPhone 11 gọn nhẹ trên tay, thay vì mất nhiều thời gian chuẩn bị các phụ kiện cho máy ảnh DSLR như thẻ nhớ, pin dự phòng, túi đựng len. Với sự lên ngôi của nhiếp ảnh điện toán trên smartphone, Amos Chapple cảm thấy ấn tượng với chất lượng ảnh chụp của iPhone 11.
Các chuyến tàu vẫn miệt mài chạy không nghỉ, chủ yếu để vận chuyển than. Ngành vận tải hàng hóa bằng đường sắt vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Murmansk
Một người đàn ông ngồi trầm ngâm tại một quán bar dưới tầng hầm, nơi một ly bia lớn có giá khoảng 1 USD
Một đài tưởng niệm những người thủy thủ đã chết trong thời bình. Bức ảnh được chụp bằng iPhone 11 vào buổi trưa.
Tại Murmansk, nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã sử dụng iPhone 11 để chụp thành công được những vệt cực quang huyền ảo trên bầu trời.
Với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc chụp ảnh cực quang ở điều kiện thiếu sáng là một thử thách 'khó nhằn'. Hiện tượng cực quang khi xảy ra ở ngoài đời thực có ánh sáng khá mờ nhạt và thay đổi rất nhanh chóng, khiến các nhiếp ảnh gia khó nắm bắt được khoảnh khắc chụp phù hợp.
Ngay cả khi dùng đến máy ảnh DSLR có thông số kĩ thuật mạnh mẽ, việc chụp những quầng sáng kỳ ảo không hề dễ dàng. Tuy nhiên iPhone 11 với chế độ chụp đêm đã dễ dàng vượt quả thử thách này
Cực quang uốn lượn phía trên một nghĩa địa ở làng ven biển Teriberka.
Một cô gái trẻ đến từ Quảng Đông, Trung Quốc đang tạo dáng trước một chiếc thuyền thời Sa hoàng ở Teriberka. Chi phí rẻ là một yếu tố khiến lượng khách du lịch Trung Quốc đến Murmansk đã tăng đột biến kể từ năm 2014.
Tượng đài một chiếc chiến đấu cơ thời Liên Xô được thắp sáng bởi ánh sáng của đèn đường Murmansk.
Mặc dù đang là ban ngày, các công nhân phải sử dụng đèn điện để xây dựng khách sạn này
Tham khảo Petapixel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời