Những người thường xuyên gặp ác mộng có khuynh hướng tự tử gấp 2,61 lần so với bình thường.
Trải qua một cơn ác mộng, bạn có thể tỉnh dậy và thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hãy cẩn thận, những cơn ác mộng có thể quay lại và giết chết bạn ngoài đời thực. Không phải là một truyền thuyết, điều này được chứng minh bởi một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh. Những cơn ác mộng có thể dẫn bạn đến cuối con đường và "kết liễu" bạn bằng cách tự vẫn.
Những cơn ác mộng có thể giết chết bạn ngoài đời thực
Theo kết quả nghiên cứu, những người thường xuyên gặp ác mộng có khuynh hướng tự tử gấp 2,61 lần so với bình thường. Các giả thuyết đang được xây dựng để giải thích điều này. Nhiều khả năng nó liên quan đến một mô hình gọi là “Cry of Pain”.
Trong đó giải thích tự tử bắt nguồn từ một cảm giác giống như thất bại, sau một sự kiện gây chấn thương tâm lý. Điều này, sau đó, khiến một người cảm thấy không có lối thoát. Họ bất lực và kết thúc bằng cảm giác vô vọng khi không có ai hay điều gì có thể giúp đỡ.
Áp dụng mô hình “Cry of Pain” vào những con ác mộng, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Manchester và Oxford, Anh Quốc đã xác định được những mối liên hệ ở đây. Làm thế nào những cơn ác mộng thường xuyên tăng khuynh hướng tự sát trong chúng ta?
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine. Trong đó, 91 người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương được theo dõi. Khoảng 90% những người này thường xuyên gặp ác mộng.
Những câu hỏi khoa học tâm lý được đặt ra để đánh giá cường độ và tần suất của những cơn ác mộng họ gặp phải. Song song với đó là một bộ câu hỏi khác đánh giá xu hướng tự tử của mỗi tình nguyện viên. Cộng thêm vào đó đánh giá cảm giác thất bại, bất lực và tuyệt vọng cũng sẽ được thực hiện.
Kết quả chỉ ra rằng 62% những người gặp ác mộng kinh niên sau đó có nghĩ tự tử. Trong khi, con số ở những người không gặp ác mộng chỉ là 20%. Xếp hạng cảm giác thất bại, bất lực và tuyệt vọng ở nhóm gặp ác mộng cũng tồi tệ hơn nhóm đối chiếu.
Những cơn ác mộng lạp đi lặp lại khiến bạn có cảm giác bất lực để kiểm soát chúng
Con đường để những cơn ác mộng kích hoạt mô hình “Cry of Pain” vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra một số dự đoán. Ví dụ, chúng ta sống lại những cảm xúc đau buồn trong những cơn ác mộng.
Điều này dẫn đến sự trải nghiệm lại một lần nữa cảm giác thất bại, bất lực và tuyệt vọng. Hơn thế nữa, những cơn ác mộng lặp đi lặp lại cũng tạo một cảm giác thất bại thực ở người trải nghiệm, khi họ không có khả năng kiểm soát tình trạng này của cơ thể.
Có thể thấy, nghiên cứu đã chỉ ra những con số rất ý nghĩa. Theo đó, các nhà khoa học khuyến cáo bác sĩ tâm lý theo dõi chặt chẽ dấu hiệu những cơn ác mộng ở bệnh nhân của họ. Song song với đó, các cảm giác thất bại, bất lực và tuyệt vọng cũng cần phải được giải tỏa, nhất là ở những người đã trải qua một chấn thương tâm lý nghiêm trọng.
Về phía bản thân bạn, những kiến thức này có thể giúp kiểm soát mọi nguy cơ của mình. Bên cạnh đó, một chút để ý đến người khác cũng có thể giúp bạn cứu mạng họ. Hãy nhớ rằng, những cơn ác mộng cũng có thể giết người.
Tham khảo Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4