Dùng... phân để cấp năng lượng cho di động, tại sao không?
Trước đó, vào tháng 7/2013, các nhà khoa học tại Bristol Robotics đã từng đề xuất việc phát triển công nghệ pin trên di động bằng nước tiểu.
Theo nghiên cứu mới đây từ đại học Đông Anglia (UEA), những vấn đề về năng lượng trên các thiết bị di động có thể được giải quyết bởi công nghệ sinh học từ phân. Được biết, cả phân người và phân động vật đều chứa các vi khuẩn có khả năng "hít thở" qua chất khoáng của sắt. Từ đó, quá trình "hít thở" sẽ sản sinh ra năng lượng cung cấp cho viên pin.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chính bởi việc nạp năng lượng cho viên pin từ quá trình hấp thụ sắt của vi khuẩn, các nhà sản xuất có thể nghĩ tới chuyện áp dụng công nghệ này vào quá trình sạc pin cho di động hiện nay. Bởi lẽ, điện sinh ra từ các tế bào cũng tương tự như việc sạc pin từ cắm dây thông thường.
Giáo sư môn Hóa Sinh tại đại học Đông Anglia (UEA) là Julea Butt chia sẻ: "Không còn nghi ngờ gì nữa, các vi khuẩn tìm thấy trong phân hoàn toàn có khả năng tạo ra điện. Điều này giải thích tạo sao một số vi khuẩn có thể biến đổi electron từ trong ra ngoài tế bào."
Trước đó, vào tháng 7/2013, các nhà khoa học tại Bristol Robotics đã từng đề xuất việc phát triển công nghệ pin trên di động bằng nước tiểu tuy nhiên, dự án này đã không nhận được nhiều sự đồng tình từ cả người dùng và giới khoa học. Do đó, công nghệ sạc năng lượng từ phân có thể là một ý tưởng hay, tuy nhiên, "đầu ra" của công nghệ này sẽ là một dấu hỏi lớn cho các nhà sản xuất.
Tham khảo: Uea.ac
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Độc đáo Trung Quốc: "Bong bóng" khổng lồ cao 50m bao trùm công trường, chặn sạch bụi và tiếng ồn!
Ai bảo xây dựng là phải bụi bặm và ồn ào? Trung Quốc đang chứng minh điều ngược lại với một giải pháp "không tưởng" nhưng đầy hiệu quả: một mái vòm bơm hơi khổng lồ, cao tới 50 mét, bao trọn một công trường xây dựng ở Tế Nam, miền đông nước này.
Điện thoại này giá 2 triệu mà màn hình 90Hz, camera 50MP AI, pin 5000mAh kèm sạc nhanh 22.5W