Được mệnh danh bậc thầy kiến thức, siêu AI ChatGPT khiến nhiều người ngỡ ngàng đưa ra nhận xét khi dùng GPT viết báo: Thông tin sai lệch, làm hại độc giả và mất giá trị đạo đức nghề báo
Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, nổi bật là chatbot ChatGPT mới ra mắt, nhiều ngành nghề sẽ trở nên lỗi thời. Vậy nhưng chính ChatGPT cho rằng dùng nó để viết báo là làm hại độc giả và đi ngược với đạo đức báo chí.
- Điểm yếu chí mạng cho thấy ChatGPT đang được thần thánh quá mức, chưa thể khiến nhà báo, giáo sư mất việc
- ChatGPT chính thức hé lộ phiên bản trả phí, không tốn 1 triệu đồng/tháng như đồn đoán mà rẻ hơn đến bất ngờ
- ChatGPT bị tố là 'kẻ phân biệt giới', sự thật ra sao và cần hiểu thế nào về công nghệ AI?
- Nhà sản xuất ChatGPT ra mắt công cụ phát hiện văn bản viết bởi AI, nhưng tự thừa nhận nó ‘không hoàn toàn đáng tin cậy’
Chỉ trong vòng một tuần kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, siêu AI ChatGPT đã thu hút được hơn 1 triệu người dùng, đồng thời vượt mốc 10 triệu người dùng/ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt, vượt xa tốc độ tăng trưởng nhanh ban đầu của mạng xã hội Instagram của Meta.
GPT (Generative Pre-training Transformer) là một mạng lưới thần kinh AI (ANNs) được đào tạo trên khối lượng lớn văn bản trực tuyến, để tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người.
Nó có thể trả lời các câu hỏi phức tạp, viết truyện cười, viết mã máy tính, viết bài luận cấp đại học, giải thích các khái niệm khoa học ở nhiều cấp độ và thậm chí đưa ra lời khuyên y tế, tất nhiên luôn đi kèm với tuyên bố từ chối trách nhiệm rằng người dùng phải tự xác minh mọi thứ trong thế giới thực.
Màn trình diễn của siêu AI đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thậm chí một số kênh truyền thông còn tuyên bố: "Google đã chết". Số khác nghĩ rằng sức ảnh hưởng của ChatGPT còn vượt xa sự sụp đổ của Google khiến cho công việc của con người cũng đang bị đe dọa.
The Guardian tuyên bố "các giáo sư, lập trình viên và nhà báo đều có thể mất việc chỉ sau vài năm". Ấn phẩm Information Age của Hiệp hội Máy tính Australia cũng đưa ra bài viết với nội dung tương tự. Telegraph nhận định chatbot có thể "làm việc tốt hơn bạn".
Tuy nhiên, dù ChatGPT tốt đẹp đến đâu vẫn có những điểm yếu nhất định. Các hạn chế dễ thấy nhất của “siêu AI” ChatGPT là không có khả năng biểu đạt cảm xúc hoặc suy nghĩ, chỉ có thông tin, do đó tỏ ra không tự nhiên khi giao tiếp về các chủ đề mang tính cá nhân.
Mới đây, trên trang Stanford Daily đã thử yêu cầu ChatGPT viết nhận xét về việc ChatGPT có thể viết báo được hay không. Công cụ này đã đưa ra câu trả lời như sau:
Câu trả lời của ChatGPT khi được hỏi về việc viết báo. (Ảnh: Stanford Daily)
"Việc sử dụng một mô hình ngôn ngữ như ChatGPT để viết báo là làm hại độc giả và làm mất giá trị nghề nghiệp, đạo đức của các nhà báo chuyên nghiệp.
Các bài viết do ChatGPT viết thiếu sắc thái, phân tích phê bình và quan điểm cá nhân xuất phát từ kinh nghiệm và chuyên môn của con người. Việc sử dụng nội dung do AI tạo ra cũng có thể dẫn đến thông tin không chính xác và sai lệch, điều này có thể gây tổn hại đến sự hiểu biết của công chúng về các vấn đề quan trọng.
Hơn nữa, việc sử dụng ChatGPT để viết bài còn làm giảm tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đạo đức và liêm chính trong báo chí. Các nhà báo có trách nhiệm đưa tin chính xác và công bằng, việc sử dụng một mô hình ngôn ngữ để sản xuất nội dung sẽ không đáp ứng được trách nhiệm này.
Điều quan trọng cần nhớ là vai trò của các nhà báo hiện nay là cung cấp cho công chúng những thông tin, giáo dục và bối cảnh của đời sống, điều này chỉ có thể đạt được bởi cái nhìn khách quan của con người, những người có sự am hiểu về báo chí, những người có thể nghiên cứu, kiểm tra thực tế và đưa tin với một mức độ khách quan nhất định.
Tóm lại, việc sử dụng ChatGPT hoặc bất kỳ nội dung nào khác do AI tạo ra để viết bài không phải là một hành vi phù hợp hoặc có đạo đức nên làm. Nó sẽ làm xói mòn giá trị và tầm quan trọng của báo chí chuyên nghiệp và có thể gây tổn hại đến sự hiểu biết của công chúng về các vấn đề quan trọng."
Trước đó, Biên tập viên khoa học của CNET Jackson Ryan đã từng viết trên trang cá nhân của mình rằng: "ChatGPT chắc chắn không thể làm công việc của một nhà báo. Nói nó có thể thay thế là hạ thấp hoạt động báo chí.
ChatGPT không ra ngoài thế giới để nói chuyện, phỏng vấn nhân vật, không thể đọc được cảm xúc trên gương mặt Kylian Mbappe khi anh vô địch World Cup 2018, cũng chắc chắn không nhảy lên một con tàu đến Nam Cực để viết về những trải nghiệm của mình".
Về cơ bản, ChatGPT vẫn bị giới hạn giống như tất cả mô hình ngôn ngữ lớn khác. Mục đích của nó là xây dựng các câu, đoạn văn hoặc bài tiểu luận bằng cách nghiên cứu hàng tỷ từ tồn tại trên web. Sau đó, chatbot đặt các từ đó lại với nhau, dự đoán cách tốt nhất để sắp xếp, cấu trúc chúng.
Stanford Daily đã đưa ra câu hỏi liệu công cụ này có thể hoạt động hiệu quả hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi trong ngắn hạn, ChatGPT chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ, chứ không phải thay thế con người trong công việc. Do vậy, người dùng nên cân nhắc, không nên phụ thuộc vào chatbot này quá nhiều đối với những vấn đề quan trọng.
Nguồn: The Stanford Daily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI