Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế cùng các nhóm hoạt động vì nhân quyền cũng đã lên tiếng kêu gọi một lệnh ân xá từ tổng thống Barack Obama dành cho Snowden.
Edward Snowden và cộng sự đã chính thức bày tỏ quan điểm rằng anh ta xứng đáng nhận được sự ân xá từ tổng tống Barack Obama. ACLU, tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế đã ra mắt trang web PardonSnowden.org vào ngày hôm nay để nêu rõ lý do và bản thân Snowden cũng đã có một cuộc phỏng vấn riêng với tờ The Guardian.
Edward Snowden - Cựu thành viên CIA và nhân viên hợp đồng của NSA
“Nếu không nhờ những tiết lộ đó, tình hình chúng ta sẽ trở nên cực kì tồi tệ”, Snowden trả lời phóng viên tờ The Guardian Ewen MacAskill, một trong những nhà báo mà anh ấy đã chia sẻ tài liệu mật vào năm 2013. “Đúng vậy, có rất nhiều điều luật trong nhiều cuốn sách nói về cùng một thứ, nhưng đó có thể là lý do tại sao Sức mạnh của sự tha thứ luôn tồn tại. Đối với những điều trông có vẻ bất hợp pháp theo một văn bản nào đó nhưng khi chúng ta nhìn vào chúng bằng ánh mắt của đạo lý, khi chúng ta nhìn vào chúng bằng ánh mặt của đạo đức và khi chúng ta nhìn vào kết quả, có vẻ như những điều đó là cần thiết và quan trọng.”
Snowden lập luận rằng những thay đổi được đưa ra bởi Quốc hội, tòa án Mỹ và Tổng thống đều cho thấy rằng xã hội đang được hưởng lợi từ chính hành động của anh ấy, thêm vào đó "chưa từng có bất cứ bằng chứng công khai nào về việc có bất kỳ cá nhân nào bị ảnh hưởng từ những vấn đề trên".
Sau khi cung cấp các tài liệu tuyệt mật cho một nhóm các nhà báo bao gồm MacAskill, Glenn Greenwald, Laura Poitras và Barton Gellman, các công tố viên liên bang đã buộc tội Snowden về những hành động gián điệp. Và kể từ thời điểm đó cho tới nay, Snowden vẫn đang phải sống lưu vong ở Nga.
Chiến dịch “kêu gọi lệnh ân xá cho Snowden” được triển khai trùng với thời điểm phát hành bộ phim Snowden của đạo diễn Oliver Stone, vai Snowden trong phim này được thể hiện bởi diễn viên Joseph Gordon Levitt.
Snowden năm nay 33 tuổi, trước đây đã từng làm việc như một chuyên gia IT tại cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và sau đó là một nhân viên hợp đồng cho cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Các tổ chức hoạt động về nhân quyền ủng hộ việc ân xá cho Snowden nói rằng anh ấy nên được ca ngợi như một anh hùng thay vì bị buộc tội như một tội phạm bởi đạo luật gián điệp. “Edward Snowden là một chàng trai trẻ người Mỹ sớm có sự hiểu biết về hệ thống giám sát toàn quốc gia, được thực hiện một cách bí mật trong nhiều năm mà chưa nhận được sự đồng ý của người dân,” theo nội dung trên website. “Ed đã đứng lên bảo vệ chúng ta, và đây là lúc chúng ta trả ơn anh ấy, thúc giục tổng thống Obama ân xá cho Edward Snowden, trả lại danh dự để anh ấy có thể trở về quê hương và sinh sống bình thường như bất kì người dân Mỹ nào khác”.
Trang web Pardonsnowden.org
Trang web mời các độc giả gửi đi thông điệp này để kêu gọi một lệnh ân xá từ tổng thống Obama và đồng thời lên tiếng vì chính nghĩa.
Tại một số luận điểm của mình, trang web nhấn mạnh rằng Snowden đã bị buộc tội bởi Luật gián điệp Chiến tranh thế giới thứ nhất, một đạo luật không phân chia rõ ràng tội danh cho việc cung cấp bí mật cho các nhà báo hay là cung cấp cho một thế lực bên ngoài.
“Vào thời điểm hiện tại, nếu anh ấy bị đưa ra xét xử, Snowden sẽ không được phép giải thích với bồi thẩm đoàn tại sao anh ấy cảm thấy nhất thiết phải chia sẻ những tài liệu của NSA với công chúng, và anh ấy cũng không thể trích dẫn bằng chứng lịch sử và các chuyển đổi về công nghệ đã xảy ra”.
Trang web tiếp tục chỉ ra rằng những tiết lộ của Snowden đã dẫn tới một cuộc tranh luận trên toàn thế giới về sự giám sát của chính phủ và cũng “dẫn tới những cải cách quá hạn”, bao gồm hệ thống các chuyên gia được tổng thống Obama bổ nhiệm để rà soát lại chương trình giám sát của NSA.
Cả MacAskill và trang web PardonSnowden.org đều lưu ý rằng cựu Bộ trường Tư pháp Eric Holder cho biết Snowden “đã thực hiện một dịch vụ công khai” bằng cách tạo ra một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề giám sát. Tuy nhiên, Holder cho rằng Snowden cũng nên đối mặt với những cáo buộc hình sự chống lại mình.
Tuyên bố chính thức cuối cùng của Nhà Trắng về những gì sẽ xảy ra với Snowden là câu trả lời cho một bản kiến nghị trực tuyến được công khai hồi tháng 5 năm ngoái. “Anh ấy nên quay trở về Mỹ và nhận những sự đánh giá từ các đồng nghiệp của mình, chứ không nên tiếp tục ẩn nấp dưới sự bao bọc của một thể chế độc tài,” theo lời Lisa Monaco, cố vấn tổng thống về vấn đề an ninh quốc gia.
Hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hilary Clinton
Nếu không nhận được lệnh ân xá từ tổng thống Obama, mọi thứ sẽ trở nên rất tối tăm với Snowden trong tương lai, bất chấp kết quả cuộc tranh cử cuộc tổng thống sắp tới có như thế nào đi nữa bởi vì cả hai ứng cử viên tranh cử đều bày tỏ quan điểm rằng Snowden nên bị trừng phạt.
“Anh ta đánh cắp những thông tin rất quan trọng và chúng đã rơi vào tay của kể xấu, vì vậy tôi nghĩ rằng anh ấy nên nhận sự trừng phạt khi được đưa về Mỹ”, ứng cử viên tổng thống Hilary Clinton nói trong một cuộc tranh luận chính của đảng Dân chủ năm 2015.
Vào thời điểm đầu của cuộc vận động tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gọi Snowden là “phản tặc” đồng thời tuyên bố ông “sẽ giải quyết vấn đề này theo cách khắc nghiệt”.
Tham khảo: Arstechnica.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời