Trong một dòng tweet mới đây, Elon Musk lại lên tiếng đề nghị Twitter công bố số lượng tài khoản ảo trên mạng xã hội này để tiếp tục thương vụ mua lại.
- Không phải Neuralink của Elon Musk, đây mới là công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ cấy chip vào não người
- Cơ quan thuộc chính phủ Mỹ: Xe điện Tesla không giống quảng cáo - Có thể bị rút giấy phép?
- Baidu đặt chân vào 'lịch sử' ngành taxi Trung Quốc với việc đưa vào vận hành robot chở người
- Ô tô điện sẽ không còn “thầm lặng” như trước?
Dòng tweet có nội dung như sau: “Twitter chỉ cần thực hiện một việc đơn giản là cung cấp phương pháp lấy mẫu 100 tài khoản và xác định tỷ lệ phần trăm tài khoản giả mạo trong đó, cũng như phương pháp xác định tài khoản nào là của người dùng thật, thì thỏa thuận mua lại sẽ được tiến hành như bình thường. Tuy nhiên nếu như thông tin trong báo cáo họ gửi tới SEC là sai, thì thương vụ không nên diễn ra".
Dường như đây chỉ là một lý do để Elon Musk thoái thác thương vụ mua lại Twitter đã khiến báo giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Elon Musk từng đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD nhưng sau đó lại đổi ý vì ông cho rằng cứ 5 tài khoản sử dụng Twitter hàng ngày thì có 1 tài khoản là giả mạo hoặc tài khoản bot để spam nội dung, tức tương đương 20% số người dùng hàng ngày. Trong khi đó, Twitter cho rằng tỉ lệ này chỉ là 5% trên nền tảng của họ.
Đồng thời, Elon Musk tiếp tục thách thức CEO của Twitter, Parag Agrawal tranh luận công khai trước công chúng về tỉ lệ tài khoản bot trên Twitter. Trong khi đó, vụ kiện giữa Twitter và Elon Musk vẫn đang diễn ra, dự kiến nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung thì sẽ tiến hành xét xử trong tháng 10 tới.
Ở chiều ngược lại, Musk cũng khởi kiện Twitter, cáo buộc các nhà quản lý mạng xã hội này cố tình “đếm sai” số lượng tài khoản spam, một động thái mà theo Musk là một phần của kế hoạch đánh lạc hướng các nhà đầu tư về triển vọng của công ty.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI