"Elon Musk Trung Quốc" bị nghi là gián điệp khi theo học tại Mỹ, bị cáo buộc đánh cắp công nghệ tàng hình
Một tỷ phú Trung Quốc, người từng theo học tại Đại học Duke và hiện đang được ví như Elon Musk của Trung Quốc, vừa bị cáo buộc đánh cắp ý tưởng công nghệ tàng hình đặc biệt của giáo sư ở trường và sau đó phát triển nguyên mẫu của riêng mình ở Trung Quốc.
Liu Ruopeng, được ví như Elon Musk của Trung Quốc", mới chỉ 35 tuổi nhưng đang có trong tay khối tài sản khoảng 2,7 tỷ USD.
Trước khi sáng lập cỗ máy kiếm tiền "Future Studio" tại Trung Quốc, Liu theo học ở Đại học Duke từ năm 2006 tới 2009 dưới sự hướng dẫn của giáo sư David Smith, một trong những chuyên gia về vật liệu trên thế giới. Thậm chí, vị giáo sư này còn tự mô tả mình là người nghiên cứu một số vật liệu kỳ lạ, không tồn tại trong tự nhiên.
Liu Ruopeng trên sân khấu ra mắt thiết bị bay cá nhân do Future Studio phát triển
Một số nhà quan sát, trong đó có một cựu trợ lý giám đốc văn phòng chống xâm phạm sở hữu trí tuệ ở FBI, tin rằng Liu đã được chính phủ Trung Quốc gửi tới phòng thí nghiệm của Smith để đánh cắp những tài sản trí tuệ.
Smith đã phát triển một nguyên mẫu áo tàng hình và quân đội Mỹ đã đổ hàng triệu USD vào nghiên cứu của ông. Dù không biến mất hoàn toàn nhưng chiếc áo choàng của Smith có thể làm cho làm cho người mặc và các vật thể bên trong vô hình đối với tín hiệu vi sóng.
Khi theo học ở Duke, Liu đã từng thuyết phục Smith cho phép anh ta đưa những đồng nghiệp cũ tới phòng thí nghiệm để cùng xây dựng các dự án cho giáo sư này.
Khi Smith rời khỏi phòng thí nghiệm, những nhà nghiên cứu Trung Quốc này đã chụp ảnh lại toàn bộ phòng thí nghiệm và nội dung của các nghiên cứu cũng như đo đạc các thiết bị, công cụ của Smith.
Smith đã rất ngạc nhiên khi biết một nguyên mẫu sao chép chính xác nguyên mẫu áo tàng hình của ông đã được xây dựng trong phòng thí nghiệm cũ của Liu sau khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc trở về nước.
"Đúng là công nghệ của tôi đã bị đánh cắp", Smith nói.
Liu nói rằng sau khi học xong ở Đại học Duke, anh chỉ mang về Trung Quốc những nghiên cứu cơ bản mà anh hoàn thành trong quá trình làm việc ở phòng thí nghiệm của Smith.
Ván trượt lắp động cơ phản lực, một sản phẩm khác của Liu
Hiện tại, chín năm sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, Liu trở thành tỷ phú USD, nhà phát minh ra ván lướt sóng gắn động cơ phản lực, sáng lập của một công ty công nghệ trị giá 6 tỷ USD và có trong tay nguyên mẫu của một chiếc áo tàng hình trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, anh chàng được ví như Elon Musk của Trung Quốc này còn ấp ủ giấc mơ đưa người vào vũ trụ và phát triển cả thiết bị bay cá nhân.
Liu phủ nhận tất cả cáo buộc và cho rằng cáo buộc chính phủ Trung Quốc cử anh tới Duke để đánh cắp công nghệ của Smith là vô lý, khác xa so với sự thật.
"Tôi không muốn dùng từ sao chép", Liu nói. "Mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng một thứ gì đó khác nhau".
Ngay sau khi Liu tốt nghiệp vào năm 2009, Smith đã phát hiện ra một email cho thấy Liu thừa nhận mang về nước một số tài liệu của giáo sư. Ngoài ra, Liu còn nói thêm rằng anh ta đang hướng tới việc thương mại hóa nghiên cứu áo tàng hình của Smith tại Trung Quốc.
Smith nói rằng nếu phát hiện ra email này sớm, Liu sẽ không thể tốt nghiệp Đại học Duke.
Năm 2010, FBI đã mở một cuộc điều tra nhắm vào Liu để xem đây có phải hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ hay không. "Chúng tôi biết một số quan chức chính phủ và các nhà nghiên cứu đã gặp anh ta khi anh ta ở Mỹ", Frank Figliuzzi, cựu trợ lý giám đốc văn phòng chống xâm phạm sở hữu trí tuệ của FBI tuyên bố.
Tuy nhiên, sau một năm điều tra, FBI đã kết thúc vụ án vì không đủ bằng chứng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android