Elon Musk tự xem bài viết về mình trên Wikipedia, đề nghị sửa một loạt thông tin không chính xác
Trong đó có sự thật rằng ông chẳng đầu tư vào cái gì bao giờ.
CEO Tesla, Elon Musk, có vẻ đang dành khoảng thời gian êm đềm trước Giáng sinh để kiểm tra trang Wikipedia viết về bản thân ông.
"Mới xem trang wiki của tôi lần đầu trong nhiều năm. Thật điên rồ!" - Musk đăng tweet như vậy vào hôm Chủ nhật, chia sẻ thêm rằng trang wiki đó như "một vùng chiến sự với cả tỷ tỷ chỉnh sửa".
Vị tỷ phú công nghệ còn chỉ ra một số vấn đề trong cách sử dụng từ ngữ của bài viết.
"Ai đó làm ơn xóa từ 'nhà đầu tư' đi được không? Về cơ bản tôi có đầu tư cái gì đâu" - ông viết.
Bài viết về Elon Musk trên Wikipedia
"Nếu Tesla và SpaceX phá sản, tôi cũng vậy. Như lẽ thường tình thôi" - ông nói thêm, ám chỉ rằng mọi tài sản của mình nằm trong cổ phần ở cả hai công ty. Điều này trùng khớp với những bình luận Musk đưa ra trong vụ việc pháp lý với tay thợ lặn người Anh Vernon Unsworth, khi mà CEO Tesla khẳng định mình "nghèo xơ không có tiền mặt".
Một người dùng Twitter hỏi Musk liệu Tesla có tính là một khoản đầu tư hay không, và được ông trả lời rằng ông sẽ dồn toàn bộ các khoản tiền thu được từ tất cả các công ty của mình vào một công ty khác. "Đó đều là những công ty mà tôi đóng vai trò sáng lập nền tảng. Thật bất hợp lý khi đề nghị người khác bỏ tiền vào nếu tôi không tự bỏ tiền của mình vào đó" - ông nói.
Một người dùng Twitter khác đề xuất rằng từ "nhà đầu tư" có thể được thay bằng "thỏi nam châm kinh doanh" (người kinh doanh giỏi, thu hút được đầu tư). Musk đáp lại bằng cách nói "Yes" kèm theo emoji mặt cười và trái tim. Musk trước đây từng đùa rằng ông thích được biết đến như một "thỏi nam châm kinh doanh" (business magnet) chứ không phải "ông trùm kinh doanh" (business magnate).
Vào lúc 8:11 tối Chủ nhật, trang wiki về Musk đã được chỉnh sửa để thay thế từ "nhà đầu tư" thành "thỏi nam châm kinh doanh", với lý do "theo yêu cầu từ Elon Musk" - phần lịch sử trang ghi như vậy. Tuy nhiên sau đó nội dung này đã bị đảo lại như cũ.
Elon Musk nổi tiếng với việc đầu tư vào khá nhiều công ty: ông là nhà đầu tư ban đầu của startup nghiên cứu AI DeepMind trước khi nó được mua lại bởi công ty mẹ của Google là Alphabet vào năm 2014. Musk nói với tờ Vanity Fair vào năm 2017 rằng ông đầu tư vào DeepMind để theo dõi tiến trình phát triển AI chứ không phải để thu lợi tài chính.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI