Facebook bị tố “tiếp tay” cho nạn buôn bán động vật hoang dã

    Thiên Long,  

    Do tính chất công khai và dễ dàng chia sẻ nên Facebook đang dần trở thành công cụ tiếp tay hoàn hảo cho những tay buôn bán động vật hoang dã.

    Vụ bê bối Cambridge Analytica một lần nữa đã chứng minh, Facebook nói riêng và mạng xã hội dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công, lợi dụng và thao túng của giới chính trị, hacker hay cả giới buôn lậu và bán các sản phẩm động vật hoang dã.

    Facebook bị tố “tiếp tay” cho nạn buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 1.

    Theo tiết lộ từ hãng thông tấn AP, Facebook đã và đang trở thành "ngôi nhà chứa chấp" cho những kẻ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, đồng thời là công cụ quảng cáo tiếp tay cho tệ nạn này.

    Phóng viên AP tiết lộ về việc dễ dàng tìm thấy những hội nhóm hoạt động bí mật với nội dung buôn bán trái phép sừng tê giác đen hay da hổ Bengal trên Facebook. Đây đều là những loài động vật đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng với số lượng cá thể không còn nhiều trong tự nhiên. Đa số các nhóm Facebook bị phát hiện có nguồn gốc chủ yếu tại Đông Nam Á.

    Thậm chí, AP có thể tìm thấy các bài đăng liên quan đến buôn bán động vật chỉ vài tuần sau khi Facebook công bố gia nhập Liên minh toàn cầu nhằm chấm dứt tệ nạn buôn bán động vật hoang dã trên Internet do Google và WWF thành lập hồi tháng 3/2018.

    Facebook bị tố “tiếp tay” cho nạn buôn bán động vật hoang dã - Ảnh 2.

    Hãng tin AP cũng tiết lộ thêm, hoạt động trao đổi, ngã giá các sản phẩm như sừng tê giác thường được thực hiện qua Messenger và WhatsApp. Cả hai ứng dụng này đều thuộc quyền sở hữu của Facebook.

    Ông Gretchen Peters, giám đốc điều hành Trung tâm phụ trách Mạng lưới tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và bất hợp pháp chia sẻt: “Số lượng ngà voi đang được bày bán trên Facebook rất lớn. Tôi đã xem qua hàng ngàn bài viết có liên quan đến ngà voi và tôi tin rằng Facebook bằng cách nào đó đang gián tiếp khiến loài voi tuyệt chủng”.

    Đáng chú ý, Facebook còn đăng quảng cáo cho nhiều tập đoàn nổi tiếng tại Mỹ ngay trên các chuyên trang buôn lậu sản phẩm động vật hoang dã.

    Vào tháng 8/2017, Trung tâm tố giác quốc gia Mỹ đã thay mặt cho rất nhiều nguồn tin nặc danh khiếu nại tới Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC). Đơn khiếu nại cáo buộc về tình trạng buôn bán động vật hoang dã công khai trên Facebook.

    Giữa lúc bê bối Cambridge Analytica còn chưa lắng xuống, Mark Zuckerberg lại phải quan tâm thêm tới tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã. Có lẽ, Mark và các cộng sự sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới nếu không muốn bị cộng đồng và cả giới chính trị tẩy chay.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ