Facebook chia sẻ cách tự triển khai hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam

    Đình Anh, Theo ICTnews 

    Giám đốc chiến lược Facebook đã chia sẻ với các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam về xu thế tự triển khai hạ tầng của các nhà cung cấp nội dung, việc xây dựng hạ tầng lưu trữ có lợi thế nào khi trải nghiệm người dùng các dịch vụ Facebook tại Việt Nam.

    Facebook chia sẻ cách tự triển khai hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ về chiến lược của các ISP trước các công nghệ và xu thế và mô hình kết nối Internet mới.

    Tại Chương trình gặp gỡ hội viên kỳ I/2019 của Hiệp hội Internet Việt Nam được tổ chức mới đây, đại diện các đơn vị VNNIC, Viettel Netwwork, CMC Telecom và Facebook đã chia sẻ các phương pháp tối ưu hóa chi phí và chất lượng dịch vụ nội dung số toàn cầu.

    Đặc biệt tại buổi gặp mặt này có sự tham gia của ông Matt Jansen, Giám đốc chiến lược Facebook, ông đã chia sẻ với các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam về xu thế tự triển khai hạ tầng của các nhà cung cấp nội dung, việc xây dựng hạ tầng lưu trữ có lợi thế nào khi trải nghiệm người dùng các dịch vụ Facebook tại Việt Nam.

    Ông Matt Jansen cho biết, Facebook đang cung cấp 4 dịch thoại, video, chat, mạng tin tức trên cùng nền tảng mang đến sự thống nhất cho trải nghiệm của người dùng.

    Để cung cấp nội dung cho khách hàng trên nền tảng lưu trữ sẽ đảm bảo mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bởi vì dịch vụ lưu trữ sẽ giảm tải được lưu lượng trên mạng, giúp cho mạng chuyển tải không gặp vấn đề quá lớn khi cáp quang quốc tế gặp các sự cố chẳng hạn.

    Những Internet Exchange đặt ở Hồng Kong hay Singapore, dữ liệu được đặt ở các Internet Exchange này và truyền về Việt Nam, nếu mạng Internet của các nhà mạng Việt Nam phù hợp với phương thức này, Facebook có thể cung cấp chính sách để tham gia vào hệ chuyển tải dữ liệu này.

    Các ưu điểm của hệ thống lưu trữ đó là giảm thời gian trễ, giảm chi phí nhiều, không cần thuê lưu lượng trên các đường truyền cáp quang quốc tế, giảm sự ảnh hưởng khi có các sự cố không mong muốn xảy ra với đường truyền cáp quang này.

    Tại buổi gặp mặt này, ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó giám đốc VNNIC cũng chia sẻ những điểm mới về khung pháp lý và tương lai của hoạt động kết nối và Internet Exchange tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hồng Thắng việc kết nối Internet Exchange sẽ thay đổi hạ tầng về Internet hiện nay, bài toán kỹ thuật đơn giản hơn, chi phí giảm đi, tăng chất lượng, truy cập nhanh, tăng chất lượng nội dung cho người dùng.

    Đại diện của Tổng công ty Viettel Network và CMC Telecom cũng chia sẻ những chiến lược của ISP trước các công nghệ, xu thế và mô hình kết nối Internet mới.

    Việc Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh thứ 5 châu Á, tốc độ truy nhập đạt 55%, hiện có khoảng 55 triệu thuê bao, tốc độ tăng trưởng Internet Việt Nam nhanh bắt đầu từ năm 2000, đứng thứ 75 trên thế giới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ