Facebook có thể bị phạt tới 500.000 EUR trên mỗi tin giả nếu không xóa trong vòng 24 giờ
Đức đang tỏ ra không hài lòng với vấn nạn thông tin thất thiệt, tin giả trên Facebook. Các chính trị gia nước này đang xem xét xử phạt Facebook tới 500.000 EUR (tương đương 11,8 tỷ đồng) trên mỗi tin giả mà hãng này không xóa trong vòng 24 giờ.
Ông Thomas Oppermann, một nhân vật cấp cao trong chính quyền cho rằng Facebook sẽ bị phạt nặng nếu không sớm giải quyết triệt để vấn nạn tin giả.
Trong những tuần gần đây, Facebook đã phải nhận rất nhiều chỉ trích dữ dội xung quanh vấn đề tin giả. Các chuyên gia cho rằng mạng xã hội Facebook đã giúp kẻ xấu lan truyền các thông tin thất thiệt, tin sai lệch. Các câu chuyện bịa đặt thường được chia sẻ hàng trăm, hàng ngàn lần trong khi những câu chuyện "tử tế" lại chẳng được ai like, share. Thậm chí, người ta còn cho rằng chính vấn nạn tin giả đã góp phần giúp ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Ban đầu, CEO Mark Zuckerberg thẳng thừng phủ nhận ảnh hưởng của nạn tin giả tới cuộc bầu cử và cho rằng đó là một điều điên rồ. Nhưng kể từ đó tới nay, Facebook nhiều lần hứa sẽ ngăn chặn nạn tin giả và công bố kế hoạch tung ra một tính năng kiểm tra có thể thông báo cho người dùng nếu bài viết họ đang chia sẻ là một tin giả.
Nhưng Opperman cho rằng Facebook đáng bị phạt nếu không ngay lập tức xóa các tin giả, tin thất thiệt. "Nếu sau khi kiểm tra, Facebook không xóa các tin vi phạm trong vòng 24 giờ hãng này phải bị phạt 500.000 EUR cho mỗi tin chưa xóa", ông nói.
Chính phủ Đức cũng đang xây dựng một biện pháp phù hợp. Dự kiến đầu năm tới biện pháp này sẽ được triển khai.
Quy tắc này sẽ được áp dụng cho cả tin giả và tin có những tuyên bố phân biệt chủng tộc, kích động khủng bố. Và Facebook sẽ phải xây dựng một văn phòng thường trực 24/24 tại Đức nhằm xử lý các yêu cầu gỡ tin nếu không muốn bị phạt. "Chúng tôi dự định áp dụng các hình phạt cao để tác động tới các công ty như Facebook nếu họ không làm tốt trách nhiệm của mình", Volker Kauder, một quan chức chính phủ khác chia sẻ.
Về phần mình, Facebook tuyên bố: "Chúng tôi tiếp nhận vấn đề này rất nghiêm túc và chúng tôi đang hợp tác với các nhà chính trị chủ chốt cùng các chuyên gia kỹ thuật số từ tất cả các đảng và các bộ có liên quan, quan tâm tới vấn đề này. Tuyên bố của chúng tôi tuần trước nhấn mạnh nỗ lực của chúng tôi nhằm cải thiên hệ thống của mình. Chúng tôi đã cho ra mắt vài chức năng mới nhằm giải quyết vấn đề tin giả và tin lừa đảo".
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android