Việc một hãng công nghệ dừng ra sản phẩm mới hay sản phẩm không được người dùng đón nhận chẳng khác gì nhận "án tử".
Steve Jobs từng nói rằng Apple sản xuất những sản phẩm mà người tiêu dùng thậm chí còn không biết rằng họ có nhu cầu. Trong khi đó, Mark Zuckerberg (nhân vật được các tờ báo gọi là "người không thể động vào trong giới công nghệ") lại khác: Tạo ra sản phẩm mà người dùng thằng thừng tuyên bố là mình không muốn.
Instagram for Kids, phiên bản của ứng dụng chia sẻ hình ảnh dành cho trẻ em dưới 13 tuổi, đang gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trước khi được phát hành. Tuần trước, Chưởng lý của 40 bang ở Mỹ đã viết thư yêu cầu Zuckerberg từ bỏ kế hoạch ra mắt ứng dụng này với lý do thanh thiếu niên Mỹ "chưa được trang bị đầy đủ để vượt qua những thách thức khi có một tài khoản mạng xã hội".
Tiền mã hóa Diem (trước đây là Libra) cũng vấp phải làn sóng phản đối tương tự khi được công bố năm 2019. Tuần này, Facebook cho biết dự án này sẽ chuyển trọng tâm sang việc tạo ra một "stable coin" (đồng tiền có giá được gắn với một số tài sản tương đối ổn định như đồng USD), đồng thời chuyển hoạt động từ Thụy Sỹ về Mỹ.
Cuối cùng là những thay đổi đối với điều khoản dịch vụ của WhatsApp, vốn được thiết kế để giúp Facebook biến ứng dụng nhắn tin này thành nền tảng thương mại điện tử. Kế hoạch của Facebook đã bị phản ứng dữ dội trong nhiều tháng, khiến hàng loạt người dùng chuyển sang dùng các nền tảng nhắn tin khác như Signal và Telegram.
Với một doanh nghiệp hoạt động với phương châm "chuyển động nhanh" như Facebook, tất cả những phản hồi tiêu cực trên còn hơn cả bất tiện. Thất khó để phát triển nếu mỗi lần công bố sản phẩm mới, người dùng không những không hào hứng mà còn cảnh giác và phản đối.
Khi là một mạng lưới các nền tảng với tổng cộng 3,45 tỷ người dùng và rất nhiều người dùng quan trọng không muốn tiếp nhận sản phẩm hiện có hoặc sắp ra mắt, Facebook sẽ phải đối mặt với vấn đề mang tính "diệt vong".
Các nhà chức trách có thể cấm công ty này mua lại công ty khác, doanh nghiệp lớn thường tạm dừng hoạt động mua bán sáp nhập khi đang bị giám sát. Tuy nhiên, một hãng công nghệ không thể ngừng tung ra sản phẩm mới. Trong thị trường công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, điều đó không khác gì nhận "án tử".
Và vì vậy Facebook chỉ có thể tiến về phía trước, nhượng bộ chứ không thể từ bỏ. Diem dự kiến sẽ ra mắt tại Mỹ trong năm nay, CEO củ Instagram - Adam Mosseri, thề rằng sẽ không bỏ cuộc với Instagram for Kids dù bị phản đối và WhatsApp đã cảnh báo rằng nếu người dùng không đồng ý với các điều khoản bảo mật mới, một số chức năng sẽ bị vô hiệu hóa.
Bài học mà Facebook đã dạy chúng ta trong 17 năm tồn tại là trong nền kinh tế Internet miễn phí, tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp chính là lòng tin của người dùng.
Thực tế là, công ty của Zuckerberg đã coi tài sản đó như thể nó không có giá trị và phung phí nó trong nhiều năm. Và giờ đây, nó lại trở thành gánh nặng lớn nhất của họ.
Cuối tháng 4 vừa qua, Apple đã phát hành hệ điều hành iOS 14.5, cho phép người dùng chặn các ứng dụng theo dõi hoạt động của họ và thu thập dữ liệu để phục vụ mục tiêu quảng cáo.
Theo thống kê, có tới 96% người dùng tại Mỹ đã "cấm" Facebook theo dõi hoạt động của họ. Trước khi được phát hành, iOS 14.5 đã bị Facebook phản đối kịch liệt bởi nền tảng này chủ yếu thu lợi từ quảng cáo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming