Không chỉ là một công ty internet hay phần mềm, Facebook còn có thể thiết kế máy chủ lưu trữ dữ liệu.
Khi nhắc đến Facebook, chúng ta chỉ biết đến một mạng xã hội phổ biến nhất thế giới và các dự án phủ sóng internet, hay các ứng dụng di động như WhatsApp. Thế nhưng Facebook còn có một dự án được gọi là Open Compute Project (OCP), đang tăng trưởng cực kỳ mạnh trong lĩnh vực phần cứng trung tâm dữ liệu.
Đây là một dự án mã nguồn mở của Facebook, với mục đích thiết kế những máy chủ và trung tâm lưu trữ dữ liệu với giá thành sản xuất rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn và thân thiện với môi trường hơn.
Vừa mới đây, OCP đã ra mắt 4 mẫu thiết kế máy chủ mới của mình. Các thiết kế này được phát minh bởi Facebook, nhưng bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó, chỉnh sửa nó để phù hợp với hệ thống của mình. Sau đó, có thể liên hệ với các nhà sản xuất trong hợp đồng hợp tác để sản xuất những máy chủ này.
Hiện tại có hai nhà sản xuất hợp đồng được cấp phép, đó là Quanta của Trung Quốc và HP Enterprise. Các nhà cung cấp nền tảng đám mây lớn hiện nay như Google hay Microsoft cũng đều tham gia sử dụng thiết kế máy chủ của OCP, tùy biến và tích hợp một số công nghệ mới của riêng mình.
Apple, AT & T, Verizon, Goldman Sachs, Bank of America và rất nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng sử dụng một phần thiết kế của Facebook OCP. Chỉ có Amazon hay LinkedIn là tự thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình.
Tốt hơn và rẻ hơn
Dự án OCP cũng xuất phát từ nhu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ của Facebook. Đó là vì người dùng mạng xã hội này đang xem 100 triệu giờ video mỗi ngày, chia sẻ 95 triệu bức ảnh và clip, hơn 400 triệu người sử dụng Messenger để gọi video. Đó là một lượng dữ liệu khổng lồ mà Facebook cần lưu trữ và xử lý.
Chính vì vậy mà Facebook đã tự nghiên cứu và phát minh ra những chiếc máy chủ thế hệ mới. Trưởng bộ phận phát triển kỹ thuật của Facebook, bà Gabriana Murillo vừa mới công bố 4 mẫu máy chủ mới nhất trong dự án OCP.
Tuy nhiên Facebook lại chia sẻ những thiết kế máy chủ của mình hoàn toàn miễn phí. Do đó mà nó sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới thị trường máy chủ trị giá 53 tỷ USD, mà HP, Dell và Cisco đang thống trị. Các công ty lớn cũng chạy theo xu hướng đám mây, thuê các dịch vụ này thay vì tự xây dựng trung tâm dữ liệu riêng, một trong những nguyên nhân khiến HP suy giảm.
Bryce Canyon
Đây là máy chủ chuyên lưu trữ và xử lý hình ảnh, video. Nó có thể chứa được lượng dữ liệu nhiều hơn 20%, nhờ tăng mật độ dữ liệu. Ngoài ra nó cũng chạy nhanh gấp 4 lần máy chủ thế hệ trước là Honey Badger.
Yosemite v2
Đây là máy chủ sử dụng công nghệ mới, giúp nó vẫn có thể hoạt động một cách bình thường ngay cả khi nhân viên kỹ thuật tháo một vài ổ cứng dữ liệu ra để thay thế hoặc sửa chữa. Các dữ liệu được lưu thông và backup liên tục, do đó không sợ bị mất khi gặp sự cố.
Tioga Pass
Đây là máy chủ chuyên xử lý một khối lượng lớn dữ liệu và tính toán trong bộ nhớ. Nó sử dụng bo mạch chủ dual-socket và rất nhiều băng thông, giúp giải quyết một lượng lớn dữ liệu rất nhanh chóng.
Big Basin
Đây là máy chủ được Facebook thiết kế riêng cho việc phát triển công nghệ “machine learning”. Bởi các hệ thống máy học cần lặp đi lặp lại các ví dụ về một vấn đề nào đó, để có thể tự rút ra kết luận hay cách giải quyết vấn đề. Ví dụ như hệ thống cần phải xem qua hàng nghìn bức ảnh của những chú chó, để sau đó nó có thể nhận diện được một chú chó ngoài đời thực.
Big Basin có thể tiêu thụ lượng dữ liệu lớn hơn 30% so với các hệ thống machine learning thông thường. Và nó có một ý nghĩa rất lớn, vì giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra những hệ thống AI thông minh hơn, đáng tin cậy hơn.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập